Thư ngỏ thứ nhất của võ sư Nguyễn Ngọc Nội: Nói thêm một số điều về Vĩnh Xuân Việt Nam

Trong thời gian qua, tôi có nhận được một số ý kiến của một số người yêu thích môn Vĩnh Xuân qua hộp thư trên trang web và trực tiếp. Có những thư, ý kiến tôi đã trả lời hoặc trực tiếp trao đổi. Với những ý kiến trùng nhau về nội dung đồng thời mang một sắc thái chung về một số điều của môn phái, tôi xin được trả lời trên trang web qua thư ngỏ này để mọi người cùng có điểu kiện tìm hiểu và tham khảo.

Trong thời gian qua, tôi có nhận được một số ý kiến của một số người yêu thích môn Vĩnh Xuân qua hộp thư trên trang web và trực tiếp. Có những thư, ý kiến tôi đã trả lời hoặc trực tiếp trao đổi. Với những ý kiến trùng nhau về nội dung đồng thời mang một sắc thái chung về một số điều của môn phái, tôi xin được trả lời trên trang web qua thư ngỏ này để mọi người cùng có điểu kiện tìm hiểu và tham khảo.

Như tôi đã viết trên trang web Vĩnh Xuân Nội gia, hiện tại có ba chi nhánh tại Hà Nội và một số võ đường tại TP.Hồ Chí Minh. Về công phu của các chi nhánh do tôi chưa tìm hiểu được nhiều nên cũng không được rõ. Cho nên để trả lời chi tiết về toàn bộ Vĩnh Xuân Việt Nam là điều tôi không thể làm được. Tôi chỉ xin trình bày tóm tắt một số vấn đề để trả lời chung về một số ý kiến tôi nhận được trên cơ sở chi nhánh của chúng tôi (chi nhánh của cố võ sư Trần Thúc Tiển):
  1. Để luyện tập thành đạt (việc thành đạt cũng có nhiều cấp bậc) đến mức cao nắm bắt đầy đủ võ lý và thuần thục quyền thuật Vĩnh Xuân, tiến đến có nội công, thời gian tập luyện khoảng 10 năm (thời gian này ngắn - dài cũng phụ thuộc vào nhiều mặt). Việc tập luyện để thành đạt, theo tôi, về cơ bản phụ thuộc vào 3 yếu tố chính. Đó là:
    • Cơ duyên: với chúng tôi đây là điều mang tính tâm linh. Song, sự khiếm khuyết về cơ duyên (nếu có) có thể được bù đắp bằng lòng thành tâm với môn phái và sự chuyên cần tập luyện.
    • Sự truyền đạt của người thầy
    • Sự quyết tâm, lòng tin và sự chuyên cần tập luyện. Tập luyện nghiêm túc sự truyền dạy của thầy. Đạt được những yêu cầu thầy đặt ra trong từng giai đoạn tập luyện (trong yếu tố này tôi cũng xin được nói thêm là môn Vĩnh Xuân rất phù hợp với tố chất nữ giới, do đó nữ giới khi tập luyện môn Vĩnh Xuân có rất nhiều thuận lợi).
  2. Vĩnh Xuân là một môn phái đòi hỏi rất cao về ý chí và tầm suy nghĩ, do đó những người còn quá trẻ rất khó theo học. Vì vậy học trò của sư phụ tôi hầu hết là những người đã ở tuổi trưởng thành. Trong việc truyền dạy môn Vĩnh Xuân, do hoàn cảnh, thời gian truyền dạy của sư phụ tôi cũng không được liên tục. Sư phụ tôi đã có thời gian không truyền dạy hơn 10 năm (từ 1959 - 1969). Năm 1970, sư phụ tôi có nhận lời mời dạy môn Vĩnh Xuân cho một số cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục - Bộ Giáo dục trong một chuơng trình của Viện nghiên cứu việc xây dựng chương trình luyện tập dưỡng sinh để đưa vào học đường. Sau đó một thời gian sư phụ tôi cũng bắt đầu truyền dạy trở lại môn Vĩnh Xuân. Trong những năm truyền dạy của sư phụ tôi số người theo học cũng nhiều, song số học trò thành đạt không nhiều. Một trong những nguyên nhân là môn Vĩnh Xuân thực sự là một môn rất khó. Để theo được, người tập phải đầu tư rất nhiều thời gian, ý chí, công sức, điều này thực tế nhiều người không làm được (vì nhiều nguyên nhân). Như sư phụ tôi nói "không có ông thầy nào muốn học trò mình kém cả, chỉ sợ trò thiếu lòng quyết tâm vươn lên mà thôi". Trong quá trình truyền dạy môn Vĩnh Xuân, sư phụ tôi cũng dạy cả một số phương pháp dưỡng sinh chữa bệnh (nhiều người theo tập đã khỏi bệnh, có người qua đó còn say mê và tiến đến theo học môn Vĩnh Xuân). Trong cuộc đời truyền dạy của sư phụ tôi, người đã truyền nội công cho một số học trò và 2 người con trai. Theo sư phụ tôi cho biết, anh Trần Thiết Côn (tức Sinh) con trai sư phụ là người đầu tiên thành đạt nội công. Đối với học trò, thì người học trò đầu tiên được sư phụ truyền nội công là chị Nguyễn Thị Bích Vân vào cuối năm 1976 (đã có một số bài trên báo "Giáo Dục và Thời Đại", tạp chí "Ngày Nay", VTV3 viết và nói về chị). Đến năm 1978 sư phụ tôi truyền nội công cho đồng thời một số sư huynh tôi là: anh Nguyễn Mạnh Nhâm,anh Nguyễn Văn Lễ, anh Nguyễn Xuân Thi và người con trai út là Trần Lê Hoài Ngọc. Năm 1979 tôi và anh Tuấn (lúc đó anh Tuấn là bác sỹ bệnh viện Lao TW - đường Hoàng Hoa Thám) được sư phụ truyền nội công. Song mới được ít buổi thì anh Tuấn đi công tác sang Lào phải nghỉ tập (đây là điều vô cùng đáng tiếc). Do đó chỉ còn một mình tôi tiếp tục được sư phụ truyền dạy nội công. Tôi là người học trò cuối cùng trong cuộc đời cũng như trong quá trình truyền dạy môn Vĩnh Xuân của sư phụ tôi (năm 1980 sư phụ tôi qua đời).
  3. Hiện tại Việt Nam có nhiều võ đường dạy môn Vĩnh Xuân. Các bạn có thể tìm hiểu về các võ đường qua các trang web về Vĩnh Xuân đã giới thiệu. Như:
    • Ở Cung Văn hóa Hữu nghị, phố Trần Hưng Đạo - Hà Nội
    • Ở Viện Bảo tàng Quân đội - đường Điện Biên Phủ- Hà Nội
    • Ở Nhà Văn hóa Thanh niên Tăng Bạt Hổ - Hà Nội
    • Ở Nhà Văn hóa Quận Hoàn Kiếm - phố Hàng Trống - Hà Nội ...
    • Trong TP. Hồ Chí Minh có võ đường của võ sư Nam Chính Trực
  4. Các bạn yêu thích muốn tìm hiểu và tập luyện môn Vĩnh Xuân có thể đến các võ đường trên để liên hệ hoặc liên hệ qua trang web của chi nhánh.

Những trang web của Vĩnh Xuân Việt Nam hiện tại tôi mới được biết có các trang web:

  • http://www.vinhxuan.com2.info do một số học trò của cố võ sư Ngô Sỹ Quý lập.
  • htpp://www.vinhxuan.org.vn của Câu lạc bộ Vịnh Xuân Hà Nội.
  • http://www.wingchun.com.vn của chúng tôi (Việt Nam Vĩnh Xuân Nội gia Quyền)
  • http://www.vietnamwingchun.com của nhánh Ngô Gia Hoàng Pháp
Trên đây là tổng hợp một số vấn đề tôi trả lời chung một số ý kiến mà tôi đã nhận được. Mong có thể đáp ứng được phần nào những điều mà những người yêu thích Vĩnh Xuân Việt Nam cần tìm hiểu. Rất cám ơn tất cả những ý kiến đã gửi đến cho chúng tôi. Hy vọng sẽ còn tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp để cùng nhau làm giàu thêm kiến thức về môn phái Vĩnh Xuân, nhất là về Vĩnh Xuân Việt Nam.
                                        Hà Nội, ngày 07/10/2004
                                                Võ sư - Kĩ sư Nguyễn Ngọc Nội
Bài viết
Chủ đề
Hình ảnh
Video

Sách đã phát hành

VÕ ĐƯỜNG

Thông báo