Chi phái Vịnh Xuân Diêu Tài
Phật Sơn Vịnh Xuân quyền là quyền thuật nổi tiếng của chi phái phía nam, nguồn gốc của Vịnh Xuân phái bắt nguồn ở Quách Bảo Toàn Khâm Châu và Lương Tán Phật Sơn truyền xuống, Vịnh Xuân quyền có nguồn gốc từ Nghiêm Vịnh Xuân. Vịnh Xuân là người huyện Nam Điền tỉnh Phúc Kiến, từ nhỏ mất mẹ hai cha con dựa vào nhau mà sống. Nghiêm Tứ phụ thân của Vịnh Xuân theo học võ nghệ ở Thiếu Lâm, ông là đệ tử tục gia của Thiếu Lâm, là anh em với Ngũ Mai, Chí Thiện v.v… Sau khi Nghiêm Tứ học xong võ thuật ở Thiếu Lâm về huyện thành quê nhà mở cửa hàng bán đậu phụ. Thời gian nhàn rỗi thì truyền dạy võ thuật Thiếu Lâm cho Vịnh Xuân.
Giữa năm Gia Khánh triều Thanh, đại sư Ngũ Mai vân du đến núi Cửu Liên, ở tại một thiền viện. Nghiêm Tứ sau khi hay tin vội đưa con gái đến thăm hỏi có ý xin Ngũ Mai nhận Vịnh Xuân làm môn đồ, xin được tiếp tục nâng cao. Một ngày kia sau khi Vịnh Xuân luyện tập được không lâu, bỗng nghe trong rừng có tiếng chim hạc kêu, bay lên bay xuống lấy làm lạ. Nên Vịnh Xuân âm thầm quan sát, nhìn thấy chim hạc trắng đang đang tranh đấu với một con rắn độc. Chim hạc trắng với sự linh hoạt của đôi cánh và cái mỏ mà mổ con rắn độc, con rắn độc cũng tư thế để nghênh chiến. Vịnh Xuân quan sát hồi lâu, thấy có sự liên quan tới nguyên lý võ thuật và chợt giác ngộ ra. Tự mình sáng tạo ra một bài võ và xin Ngũ Mai chỉnh sửa cho. Trải qua nhiều năm rèn luyện nghiên cứu, lần lượt sáng tạo ra ba bài quyền: Tiểu Niệm Đầu, Tầm Kiều, Tiêu Chỉ và Nhị Tự Kiềm Dương Mã Đoạt Mệnh Đao.
Người dân tỉnh Quảng Tây Lương Bá Trù vốn người yêu thích võ thuật, có một ngày kia cùng bạn bè uống rượu say, tàn cuộc trên đường trở về nhìn thấy ánh sáng hắt ra ở một cửa hàng bán đậu phụ, bên trong vọng ra có tiếng luyện công. Lương dừng chân nhìn trộm qua khe cửa, thấy một cô gái lanh lợi đang luyện võ, hai chân hơi trùng xuống, hai đầu mũi chân hướng vào trong, chân ở cự ly hẹp, ra đòn có nội lực, quyền pháp chặt chẽ trước giờ Lương chưa bao giờ thấy cả, lấy làm kinh ngạc vô cùng. Sớm ngày hôm sau Lương hỏi thăm bạn bè biết đấy là Nghiêm Vịnh Xuân con gái của Nghiêm Tứ đệ tử Thiếu Lâm, võ thuật tinh thông, chưa lập gia đình. Lương có ý làm quen, thử tay thì thua, ngưỡng mộ Vịnh Xuân võ thuật cao cường, có ý muốn cầu thân với Vịnh Xuân. Bởi Nghiêm Tứ không có con cháu trai nên yêu cầu Lương ở rể họ Nghiêm. Sau Lương được Vịnh Xuân truyền dạy môn võ này, trình độ võ học của Lương Bá Trù thăng tiến nhanh chóng, là chân truyền của Vịnh Xuân.
Giữa năm Gia Khánh triều Thanh, có người Khâm Châu Quảng Tây tên gọi La Vãn Cung có quan hệ bạn bè vong niên với cha của Vịnh Xuân, rất ngưỡng mộ tài năng võ thuật của Vịnh Xuân. Bởi vậy, sau khi Vịnh Xuân và Lương Bá Trù thành thân, hai vợ chồng truyền dạy cho La Vãn Cung. Được sư phụ hết lòng dạy dỗ, khổ công luỵên tập, võ nghệ tinh thông nên danh tiếng khắp thiên hạ với danh hiệu La Vãn Cung tinh thông xuất thần quyền pháp. Sau này La Vãn Cung truyền dạy cho Quách Bảo Toàn người Hạ Tứ phủ Khâm Châu. Quách từ nhỏ đã say mê võ thuật đã theo học sư phụ La Vãn Cung nhiều năm, cố gắng luyện công học hết kỹ thuật võ công của thầy. Sau khi Quách Bảo Toàn học thành liền dậy cho đồ đệ ở Khâm Châu, danh nổi khắp vùng Hạ Tứ phủ, thành thầy dạy võ nổi tiếng, bởi sử dụng song đao mà có tên Quách Bảo Toàn song đao.
Nguyễn Tế Vân người chấn Phật Sơn (nay gọi Tế mặt dỗ), người cha của Tế là danh gia vọng tộc ở Phật Sơn. Nguyễn Tế Vân từ nhỏ đã là người ham mê võ thuật, đã từng mời rất nhiều thầy dạy võ nhưng vẫn chưa hài lòng. Một lần theo cha xuống vùng Khâm Châu làm ăn, tình cờ gặp được võ sư Quách Bảo Toàn nổi tiếng Khâm Châu lúc đó. Cha của Nguyễn với hậu lễ (bốn trăm lạng bạc trắng ) để mời Quách Bảo Toàn đến Phật Sơn truyền dạy võ công cho Nguyễn Tế Vân. Từ đó, Nguyễn toàn tâm toàn ý, khổ công luyện tập, mỗi ngày tài nghệ võ thuật tiến bộ vượt bậc, cao thâm, thành bậc cao thủ.
Diêu Tài: sinh năm Quang Tự nhà Thanh thứ mười sáu (năm 1890-1856), tên gọi Tài lực sĩ, Tài béo, có sức khỏe kinh người, có thể dang hai tay treo một bồ thóc nâng lên nhẹ nhàng mà mặt không biến sắc. Từ nhỏ theo thầy Nguyễn Tế Vân học võ, được thầy truyền dạy bài bản chuyên sâu, hơn nữa từ nhỏ vốn đã mê võ nên dưới sự chỉ bảo nhiệt tâm của Thầy và ngày đêm khổ luyện đã đạt trình độ cao thâm võ thuật trong vòng mười năm. Truyền kỳ về Diêu Tài lúc sinh thời rất nhiều, những năm 20 đã từng hạ đổ võ sư nổi tiếng ở Nam Hải người tự lập ra võ đài, người này tự nhận mình là người có võ thuật phi thường, có cây gỗ bằng miệng bát mà chỉ dùng tay gạt một cái thì gãy, tự nhận đánh bại tất cả cao thủ võ lâm ở Nam Hải, Phật Sơn, mấy cao thủ lên đài tỷ thí đều bị thua hết. Lúc đó Diêu Tài ở dưới đài thấy rất bực tức nói một mình thì bị phát giác, ép không lên võ đài không được, sau khi Diêu Tài lên đài với tuyệt kỹ võ công Vịnh Xuân mượn lực đánh lực, đánh cho tên võ sư này rơi khỏi võ đài, tên võ sư này không còn gì để nói nữa, tâm phục khẩu phục, chỉ còn biết cuốn gói rời khỏi Quảng Đông về quê, tất cả anh em bạn bè đều võ tay lấy làm vui.
Cuối năm Gia Khánh, Hoàng Hoa Bảo võ sinh hội quán Quỳnh Hoa Phật Sơn và Nhị Hoa Diện Lương Nhị Thể xuống thuyền hồng diễn xuất(thuyền hồng- gánh hát) ở đây đã gặp Lương Bá Trù, hay biết tinh tuý môn võ Vịnh Xuân, có ý được theo học, Lương Bá Trù nhận lời thu nhận hai người làm đồ đệ, là đệ tử chân truyền của Lương.
Mấy năm trôi qua, ở chấn Phật Sơn có người tên Lương Tán người làng Cổ Lao Tam Châu huyện Hạc Sơn. Cha của Lương Tán vốn là ông chủ hiệu thuốc, mở tiệm thuốc Sinh Thảo ở Phật Sơn, sống bằng nghề bán thuốc. Lương Tán từ nhỏ đã thích học y thuật, theo cha lên Sinh Thảo đường để phụ việc, tích cực học y thuật, đặc biệt chuyên khoa về cao trị chấn thương, có tâm nghiên cứu nhưng vẫn chưa có được bao nhiêu thành tựu. Sau khi cha qua đời, Lương mở rộng tìm thầy bạn bè, sau gặp gỡ Hoàng Hoa Bảo ở hội quán Quỳnh Hoa và kết giao bạn bè.
Hoàng Hoa Bảo và nhóm người ở gánh hát trong diễn võ thuật đã sớm nổi danh ở vùng Quảng Đông, lúc đó Hoàng Hoa Bảo sống ở phố Thanh Vân chợ Khoái Tử chỉ cách tiệm thuốc của Lương Tán có trăm bước, Hoàng Hoa Bảo thường sang nhà Lương Tán ngồi chơi, sau kết thành bạn thân. Lương Tán thấy Hoàng Hoa Bảo là người tinh thông môn võ Vịnh Xuân, nên bái Hoàng Hoa Bảo làm thầy. Mấy năm sau, Hoàng Hoa Bảo theo thuyền đi biểu diễn. Khi chia tay Hoàng Hoa Bảo gặp sư đệ Lương Nhị Thể, hai người vốn rất thân với nhau nên thân lại càng thân, do vậy nhờ Lương Nhị Thể bồi dưỡng cho Lương Tán để kế tục võ thuật họ Hoàng và Lương, vậy nên Lương Tán là đệ tử chân truyền của Hoàng Hoa Bảo. Lương Nhị Thể không những tinh thông võ thuật, y thuật cũng vô cùng thâm hậu, dưới sự tận tâm truyền dạy, hơn nữa Lương Tán thông minh, y võ đều đạt thành công. Lúc đó đã vào năm cuối Đạo Quang, Lương tiếp tục hành y cứu thế, mở hiệu thuốc Tán Sinh Đường, kiêm y nắn bó gãy xương. Lương là người làm việc thiện, được lòng mọi người và quảng giao rộng rãi giang hồ hào kiệt có tên gọi “Vua quyền Vịnh Xuân- ông Tán Phật Sơn” nổi tiếng khắp vùng Phật Sơn. Nhưng đệ tử được Lương Tán truyền dạy không nhiều vì Lương Tán là con người chất văn, thư sinh, không thích dạy võ cho người, chỉ dậy võ cho con trai Lương Xuân, Lương Bích, Trần Hoa Thuận (tức người đi đổi tiền) và người ở tiệm thịt lợn là Lương Quý.
Trần Hoa Thuận ở ngõ Tứ Tiện Phật Sơn mở võ quán nhưng môn đồ không nhiều, chỉ dạy cho con trai Trần Nhữ Miên và Lôi Nhữ Tế v.v… Cha của Ngô Trọng Tố và Trần Hoa Thụân vốn là bạn thân (cha của Ngô là chủ hiệu đồ gốm sứ, gia đình giàu có, thường tài trợ cho Trần Hoa Thuận), Ngô Trọng Tố rất thích võ thuật, được cha mời Trần Hoa Thuận về làm thầy, sau thành đệ tử chân truyền của Trần Hoa Thuận.
Về sau, Nguyễn Tế Vân muốn đi An Nam (tức Việt Nam) để quảng bá võ Vịnh Xuân, bởi nhận thấy Diêu Tài là vốn quý võ học, có đưa Diêu Tài đến nhà Ngô Trọng Tố, bái Ngô Trọng làm thầy để được dạy dỗ thêm (Nguyễn Tế Vân và Ngô Trọng Tố vốn là bạn hữu thân thiết), Ngô Trọng Tố chuyên tâm bỗi dưỡng cho Diêu Tài, cùng với Nguyễn Kỳ Sơn và Diệp Vấn cùng được thầy Ngô chỉ dạy, đào tạo nâng cao, ba người thường trao đổi với nhau. Sau này Diêu Tài cũng mời ông Quách Bảo Toàn chỉ đạo nâng cao, lúc đó trình độ Diêu Tài càng được nâng cao. Lúc đó người trong môn phái Vịnh Xuân gọi Nguyễn Kỳ Sơn, Diêu Tài và Diệp Vấn là “Ba người hùng Vịnh Xuân” danh tiếng một thời.
Ngô Trọng Tố từng mở một võ quán ở phố lớn Thạch Lộ Đầu, lúc đó dưới sự quản lý của Ngô, phần lớn là giới những thương nhân giàu có như ông chủ hiệu bánh Hợp Ký tên Hà Triệu Sơ, danh y thiết đả Lý Thọ Bành ( người tập Lục Điểm Bán Côn tương đối có thành tựu), ông chủ hiệu ngũ kim Đại Ích tên Trương Thăng Nhược, Lý Thí Hào ông chủ nhỏ hiệu Lý Chúng Sinh đường, Lương Phúc Sơ người quản lý kho trà của Bình Tâm và La Hậu Phố chủ hàng rượu Anh Tụ và Hoắc Gia Siêu con nhà giàu có và con của Ngô Trọng Tố là Ngô Nhất Phi v.v… Ngô Trọng Tố trong giới võ thuật giao du rất rộng, chơi với bạn bè coi vàng như đất, rất trọng nghĩa khí nên khi ông Ngô sắp mất thì cuộc sống rất khó khăn, lúc đó Diêu Tài, Lý Thọ Bành, Lý Thiệu Sơ và Tiển Thất nuôi ông.
Còn về quyền thuật của chi phái Vịnh Xuân Diêu Tài chia ra gồm có: Tiểu Niệm Đầu, Tầm Kiều, Tiêu Chỉ. Vũ khí có: Nhị Tự Kiềm Dương Mã Đoạt Mệnh Đao, Lục Điểm Bán Công v.v… Diêu Tài khi thành công sau này đem toàn bộ tuyệt kỹ bản môn truyền cho con trai là Diêu Kỳ và Cao Bình, Cao Mãn, Diêu Thích, Hoắc Siêu (từ sớm di cư và phát triển môn võ ở Hồng Kông), Lương Thích Lân, Ngô Thất, Trần Châu, Tiển Thất, Lâm Thụy Văn, Lâm Thụy Ba, Trần Hồng, Ngô Nhật Minh v.v…
Diêu Kỳ: (1922-1996). Từ nhỏ theo cha học võ Vịnh Xuân được luyện Vịnh Xuân nhiều năm nên được chân truyền của cha. Thời trẻ từng học của Ngô Trọng Tố, Nguyễn Kỳ Sơn và y thuật và côn thuật của Lý Thọ Bành – ngườicó biệt danh là vua côn, thường giao lưu học tập với ba người hùng Vịnh Xuân, đạt độ tinh tuý võ Vịnh Xuân. Thời kỳ đảm nhận trợ giáo cho cha, sau khi cha qua đời lên đảm nhận dạy chính, giúp đệ tử sau này để thành tài, sự cống hiến phát triển của chi phái Vịnh Xuân Diêu Kỳ là không thể mai một. Truyền thuyết về Diêu Kỳ rất nhiều, những năm 40 từng đến Hồng Kông mưu sinh, đảm nhiệm chức cố vấn y học của Tổng công hội Hồng Kông, lúc đó tình hình Hông Kông vô cùng rối loạn, các thế lực băng phái rầm rộ, ông đã từng cọ sát với băng nhóm xã hội đen Hồng Kông lúc đó nhiều lần. Dù chúng bố trí hàng trăm người nhưng ông vẫn đơn thân độc mã đến tham dự nói với chủ bang và xảy ra các xung đột. Diêu Kỳ chỉ một đòn đánh đã chế phục được tên bang chủ, anh hùng trọng anh hùng nên ông hai người kết bạn. Còn về quyền thuật của Diêu Kỳ Vịnh Xuân gồm: Tiểu Niệm Đầu, Tầm Kiều, Tiêu Chỉ; vũ khí gồm có: Nhị Tự Kiềm Dương Mã Đoạt Mệnh Đao và Liêm Đao, Lục Điểm Bán Côn và Niêm Côn; Thung pháp gồm: Trúc Thung, Đao Thung, Côn Thung; Thủ pháp có: Than Thủ, Phục Thủ, Bàng Thủ, Canh Thủ, Bạt Thủ, Đàn Thủ, Nạp Thủ, Sát Thủ, Cát Thủ, Câu Thủ, Tầm Kiều Thủ, Lan Kiều Thủ, Tiêu Chỉ Thủ, Giao Triển Thủ, Công Than Thủ, Thoát Thủ v.v… Chưởng pháp gồm có: Phật chưởng, Xí Chưởng, Hoành Chưởng, Để Chưởng, Thiết chưởng, Tắc Chưởng, Đốn Chưởng, Bái Phật Chưởng v.v… Quyền pháp có: Xung quyền, Bạo Quyền, Sát Quyền, Tiễn Quyền, Phao Quyền v.v… Cước pháp có: Hoàn Hình Cước , Đao Cước, Bạt Cước, Đạp Cước, Tắc Thân Cước, Trích Tinh Cước v.v… Mã bộ gồm có: Nhị Tự Kiềm Dương Mã, Độc Cước Mã, Tiền Tiễn Hậu Cung Mã, Tẩu Mã, Tiến Mã, Thối Mã, Tọa Mã, Chuyển Mã, Tọa Hậu Mã v.v… Chỉu Pháp có: Quỳ Chỉu, Phê Chỉu, Bạt Chỉu v.v… Luyện kỹ thủ pháp có: Đơn Khuyên Thủ, Song Khuyên Thủ, Đơn Chiếm Kiều, Song Chiếm Kiều, Đơn Liêm Thủ, Song Liêm Thủ và Quá Thủ v.v… Luyện kỹ tán thủ có: Đơn Xà Hình Thủ, Song Xà Hình Thủ, Xí Mã, Bão Cầu, Xuất Kiên, Đả Đăng, Tẩu Mã Chỉu, Liên Để Chỉu v.v… Niêm thủ là võ công thượng thừa của võ Vịnh Xuân, lúc bắt đầu hai người tập đơn niêm thủ và song niêm thủ, hai bên công thủ, người luỵên tập thủ pháp thành thục, hai người nhắm mắt niêm thủ. Người có kỹ thuật cao hơn một bực, hai người đứng trên Bát tiên đài nhắm mắt niêm thủ, hai bên công thủ lẫn nhau, nếu người luyện tập thủ pháp không thuần thục rất dễ bị ngã xuống đài. Trúc Thung rút ra miếng ván đóng lên tường đục sẵn 11 lỗ đóng những ngọn trúc có độ dài thích hợp, luỵên tập thủ pháp thiên biến vạn hóa. Nhị Tự Kiềm Dương Đoạt Mệnh Đao: chủ yếu phân thành 12 chiêu thức, đao pháp là vận dụng thủ pháp của Vịnh Xuân quyền, kết hợp công thủ làm cơ sở, đưa địch thủ đến chỗ chết. Lục Điểm Bán Côn hay còn gọi là Thử Vĩ Côn, Điếu Ngư Côn, dài bảy thước hai, chiêu thức nhìn chung là sáu chiêu rưỡi. Người được Diêu Kỳ chân truyền có: Đồ đệ đầu tiên Hà Hải Lâm, con trai Diêu Vĩnh Cường, Diêu Hán Cường, Diêu Trung Cường và Lương Quyền, Khu Tuyền, Vương Bỉnh, Hà Hiển Quang, Xuyển Xương, Lục Bách Hằng, Hoàng Chử, Chung Húc Giang, Quách Như Minh, Lương Vĩ Thành, Hoàng Trụ, Hứa Gia Tích, Cao Thiếu Diêu, Lương Kính Kỳ, Trần Chí Cương, Chu Xuân Vinh, Chiêu Nguyên, Lâm Tuyết Mai v.v…
Những người luyện môn võ Vịnh Xuân trên đây mỗi người có thành tựu riêng, thu thập được nhiều môn đồ, đưa môn võ Vịnh Xuân phát triển đi lên.
Tác giả: Diêu Trung Cường
Dịch giả: Võ sư Phan Dương Bình (Vịnh Xuân Việt Nam)
Bài viết
Chủ đề
Hình ảnh
Video
VÕ ĐƯỜNG
LIÊN KẾT