Giới thiệu vài nét xuất xứ võ đường Vĩnh Xuân Ngô gia

Lời giới thiệu Như các anh chị em đã biết, ngày 25/3/2007 Võ đường Vĩnh Xuân Ngô gia đã chính thức ra mắt. Chúng tôi cũng đã có bài giới thiệu về lễ ra mắt này của võ đường Vĩnh Xuân Ngô gia trên trang Web của chúng tôi. Võ đường Vĩnh Xuân Ngô gia và võ đường của chúng tôi trong những năm qua đã có những quan hệ thân tình. Chúng tôi không chỉ là huynh đệ đồng môn trong Vĩnh Xuân Việt Nam, mà còn cùng nhau sinh hoạt trong Hội võ thuật Hà Nội. Chúng tôi đã cùng nhau vui mừng trước sự phát triển của môn phái Vĩnh Xuân Việt Nam nói chung và của các võ đường chúng tôi nói riêng. Hôm nay chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu bài viết của Ban Chủ Nhiệm Võ đường Vĩnh Xuân Ngô gia giới thiệu về võ đường Vĩnh Xuân Ngô gia. Chúng tôi tin rằng các bạn yêu quý môn Vĩnh Xuân sẽ tìm thấy ở võ đường Vĩnh Xuân Ngô gia những điều tâm đắc về môn Vĩnh Xuân và cùng chúng tôi chúc cho võ đường Vĩnh Xuân Ngô gia ngày càng phát triển.

Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2007
VĐ Việt Nam Vĩnh Xuân Nội gia Quyền.

_____________________________

I. THÔNG TIN CƠ BẢN :

Võ đường Vĩnh Xuân Ngô gia được thành lập theo quyết định: QĐ-01 Hội võ thuật Hà Nội ngày 04/01/2007.

Làm lễ ra mắt võ đường:      ngày 25/3/2007

Hiện tại võ đường hoạt động tại hai địa điểm:

  1. Trường mầm non thực nghiệm Hoa Sen – Đường Ngọc Khánh, Giảng Võ, Hà Nội.
  2. Câu lạc bộ khu dân cư số 4. Tập thể nhà máy ô tô Hòa Bình, số 64, tổ 34, Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội.

Xin giới thiệu vài nét xuất xứ và tổ chức Vĩnh Xuân Đường Ngô gia.

II. GIỚI THIỆU VÀI NÉT XUẤT XỨ MÔN VĨNH XUÂN Ở HÀ NỘI – VIỆT NAM

Người truyền bá võ Vĩnh Xuân quyền ở Việt Nam là võ sư Nguyễn Tế Công. Năm 1939 về lai lịch của sư tổ Nguyễn Tế Công mọi người biết rất ít. Có người cho rằng ông vốn là quan triều đình vì tham gia chống Nhật bị quân Nhật truy lùng nên phải lánh nạn, lại có ý kiến cho rằng ông là một nhân tài khảng khái cương trực của một phái võ lớn, vì lý do nào đó trôi dạt sang Việt Nam làm quản gia và dạy võ cho một gia đình người Hoa ở Hải Phòng.

Theo lời kể của võ sư Ngô Sỹ Quý, con trai người Hoa này là Cam Túc Cường học thầy Tế Công. Là bạn học âm nhạc với thầy Ngô Sỹ Quý. Được bạn giới thiệu với thầy Tế Công và được thầy Tế Công nhận làm học trò. Sau này gia đình thầy Ngô Sỹ Quý đón võ sư Tế Công lên Hà Nội ăn ở trong nhà để dạy võ cho anh em chú cháu gia đình họ Ngô.

Thầy Ngô Sỹ Quý sinh năm 1922 trong một gia đình dòng họ khoa bảng (ông nội là Tiến sỹ) bố là quan tri huyện. Mặc dù xuất thân dòng họ khoa bảng, song mấy anh em thầy Ngô Sỹ Quý lại đi theo cách mạng đều là những chiến sỹ cách mạng như anh trai là Ngô Sỹ Vinh làm Đại sứ ở Bắc Triều Tiên. Em trai là Ngô Sỹ Hiển, Vụ phó Vụ âm nhạc – Bộ Văn Hóa. Bản thân thầy công tác ở Vụ đào tạo bồi dưỡng – Bộ Giáo dục ( nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Đầu năm 1950 thầy Quý cùng đoàn thiếu sinh quân Việt Nam đầu tiên sang khu học xá Quế Lâm và làm giáo viên âm nhạc. Ở Quế Lâm một thời gian, Thầy được đi thăm một số trung tâm võ thuật lớn tại Vũ Hán, Nam Kinh, Thượng Hải và phát hiện ra môn võ mình học được đánh giá rất cao ở Trung Quốc. Môn võ Vĩnh Xuân được người Trung Quốc coi là môn quyền trên quyền chủ nhu. Nhu là tối thượng, cương là tối thiểu, khi mềm thì nước chảy mây trôi, khi cứng thì như sấm sét. Nó còn được coi như một môn võ cung đình.

Ngoài gia đình thầy Ngô Sỹ Quý võ sư Tế Công có dạy cho một số người khác như các cụ cố võ sư Trần Thúc Tiển, cố võ sư Trần Văn Phùng, cụ Vũ Bá Quý. Cụ Phạm Khắc Quảng – bà La Tú Mai, cụ Việt Hương.v.v.

Học trò cụ Trần Thúc Tiển có các anh chị : Nguyễn Mạnh nhâm, Nguyễn Văn Lễ, Phan Dương Bình, Nguyễn Xuân Thi, Trần Lê Mai Nguyên, Nguyễn Bích Vân, Lý Tú Phượng, A Dếnh (Dính), Nguyễn Ngọc Nội và hai con Trần Thiết Côn (tức Sinh) và Trần Lê Hoài Ngọc.

Học trò thầy Ngô Sỹ Quý có các anh chị: Bùi Chương, Nguyễn Nam Vinh, Dương Quốc Tuấn, Trần Chí Bảo, Đinh Diệp Hòa, Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Hồng Dương, Anh Trung, Anh Nguyên, Anh Toàn.v.v..

Học trò cụ Trần Văn Phùng có các anh: Đỗ Tuấn, anh Định.v.v…

Học trò cụ Vũ Bá Quý có các anh: Anh Diệu, Anh Dũng.v.v…

Năm 1955 võ sư Tế Công vào miền Nam có truyền dạy cho một số môn sinh khác ở Chợ Lớn như các cụ : Lục Viễn Khai, Hồ Hải Long, Đỗ Bá Vinh, Nguyễn Bá Khả .v.v..Võ sư Lý Huỳnh Yến nay là Nguyễn Đăng Quang là học trò cụ Lục Viễn Khai.

III. CHƯƠNG TRÌNH

Theo tài liệu dịch từ Hồng Kông gửi về:

  1. Ở Trung Quốc và Hương Cảng chương trình bao gồm : 3 bài quyền: Tiểu Niệm đầu, Tầm kiều, Tiêu chỉ, Mộc nhân thung. Binh khí có Bát trảm đao, Lục điểm bán côn.
  2. Ở Việt Nam võ sư Nguyễn Tế Công để lại hai chi nhánh: a) Sài Gòn chi nhánh: Võ sư Hồ Hải Long ( 1917 – 1988 ) truyền dạy ba bài quyền: Khí công quyền, ngũ hình quyền, hạc hình sơ bộ. Một bài Mộc nhân thung. Vũ khí có: bát trảm đao, lục điểm bán côn. b) Ở Hà Nội, chi nhánh võ sư Ngô Sỹ Quý có chương trình bao gồm: Thủ đầu quyền, Khí công quyền, ngũ hình quyền tổng hợp, long quyền, xà quyền, hổ quyền, báo quyền, hạc quyền, nhất linh bát (hay một linh tám).  Một bài mộc nhân thung.  Binh khí có : Bát trảm đao, lục điểm bán côn, dao quai, liễu diệp kiếm.

IV. TỔ CHỨC VĨNH XUÂN ĐƯỜNG NGÔ GIA

1. Trưởng môn:   Cố võ sư Ngô Sỹ Quý

2. Ban chủ nhiệm: 

   Ông Bùi Chương

   Ông Nguyễn Nam Vinh

   Bà Đinh Diệp Hòa

3. Trưởng tràng:             Đặng Văn Bá

4. Phó trưởng tràng:      Hà Minh Tuấn

5. Ban chuyên môn

    - Quách Trọng Khải

    - Hoàng Khoa

    - Trịnh Văn Dũng

6. Ban Tài chính tuyên truyền và đối ngoại

    - Nguyễn Anh Đức

    - Vũ Cao Cường

    - Nguyễn Công Sáu

7. Ban kiểm tra thi đua khen thưởng

    - Hoàng Tuấn Dũng

    - Tạ Quốc Tuấn

    - Trần Công Chiến

    - Nguyễn Anh Đức

8. Ban liên lạc lễ tiết

    - Hoàng Tuấn Dũng

    - Đặng Thị Vũ Diệu

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VĨNH XUÂN ĐƯỜNG NGÔ GIA

 

V. MÔN QUY VĨNH XUÂN ĐƯỜNG NGÔ GIA

ĐIỀU 1 : Không làm điều ác. Phải trung, hiếu, tín, nghĩa. Tuân thủ pháp luật và truyền thống đạo đức Việt Nam.

ĐIỀU 2 : Phải tôn sư trọng đạo. Kính trọng với các bậc tiền bối và sư huynh trong môn phái. Coi đồng môn như cốt nhục.

ĐIỀU 3 : Sống ngay thẳng trung thực, tu thân , trau dồi bản lĩnh, tận tâm xây dựng và phát triển môn phái ngày một lớn mạnh.

ĐIỀU 4 : Đoàn kết, thân ái, tận tình giúp đỡ các huynh đệ đồng môn.

ĐIỀU 5 : Tất cả các môn sinh của Vĩnh Xuân đường Ngô gia phải tuyệt đối tuân thủ các điều trên. Nếu làm trái sẽ bị kỷ luật từ cảnh cáo đến khai trừ ra khỏi môn phái.

Bài viết
Chủ đề
Hình ảnh
Video

Sách đã phát hành

VÕ ĐƯỜNG

Thông báo