Về hệ thống Ngũ hình quyền Vĩnh Xuân Nội gia
(Bài đăng trong Tập san Sổ tay võ thuật số 90 - 2010, kỷ niệm năm thứ 18)
Trong hệ thống quyền thuật của Vĩnh Xuân Nội gia, Ngũ hình quyền là một phần quan trọng. Tuy nhiên, cũng có nhánh của Vĩnh Xuân quyền lại không có hệ thống quyền này. Để lý giải triết khúc cho điều này, quả là nan giải. Bởi chúng ta là những hậu duệ, không đủ khả năng hiểu biết ngọn nguồn để nói về hệ thống quyền thuật mà mình được truyền dạy cũng như cũng như của các nhánh khác mà mình biết. Điều quan trọng theo chúng tôi nghĩ là phải tôn trọng và phải tập luyện tốt những gì chúng ta được sư phụ của chúng ta truyền thụ cho. Sư phụ chúng tôi, võ sư - kỹ sư Nguyễn Ngọc Nội đã được Tôn sư Trần Thúc Tiển truyền dạy, giảng giải về Ngũ hình quyền. Đồng thời với sự ngộ ra của sư phụ chúng tôi trong quá trình tập luyện, sư phụ chúng tôi đã viết về hệ thống Ngũ hình quyền, mà qua đó chúng tôi càng tin tưởng hệ thống Ngũ hình quyền là một phần quan trọng trong hệ thống quyền thuật Vĩnh Xuân Nội gia: “… từ ngàn xưa, khi hình thành võ thuật (kỹ năng tự vệ, chiến đấu), các bậc tiền bối đã vận dụng rất nhiều các kỹ năng vận động, chiến đấu và tự vệ để sinh tồn của các loài vật vào võ thuật…(trong đó) các Sư tổ môn phái đã chọn ra năm linh vật có những tác động sâu sắc tới sự vận động của con người trong nhiều lĩnh vực và thể hiện được bản chất quyền thuật của Vĩnh Xuân để xây dựng nên hệ thống quyền thuật của môn phái Vĩnh Xuân. Năm linh vật đó là: Hổ, Báo, Hạc, Xà, Long. Toàn bộ hệ thống quyền thuật của Vĩnh Xuân xoay quanh kỹ thuật chiến đấu của năm hình này. Sự nhìn nhận và kết hợp thật tài tình (có thể nói là tuyệt vời) của các Sư tổ môn phái về Ngũ hình đã tạo ra một hệ thống tập luyện sâu sắc…
- 2 bài : Hổ quyền và Báo quyền, thuộc phần ngoại, luyện về hình thể (cơ - cốt - gân - lực), làm nền tảng cho quá trình vận động nói chung và vận động quyền thuật nói riêng. Khi luyện tốt hai bài quyền này, sẽ giúp cho việc luyện các bài quyền tiếp theo được tốt hơn và nhanh hơn.
- 3 bài : Hạc quyền, Xà quyền, Long quyền, thuộc phần nội, luyện Tinh - Khí - Thần (Tam bảo của con người), tạo nên sự bền vững, thâm sâu và mang bản sắc của quyền thuật Vĩnh Xuân Nội gia”.
“…Xà quyền được xem là bài quyền quan trọng nhất trong Ngũ hình quyền, vì nó chứa đựng trong đó bản chất của quyền thuật Vĩnh Xuân Nội gia.
Xà quyền không có đòn thế đối lực, mà lấy sở trường là sự luồn lách, trườn nhanh, tinh anh, chính xác và dựa trên nguyên tắc “bốn lạng bạt ngàn cân” trong va chạm. Đồng thời Xà quyền còn tạo sự linh nhậy (linh giác) cao trong quyền thuật Vĩnh Xuân Nội gia.” (trích trong cuốn “Việt Nam Vĩnh Xuân Nội gia Quyền Pháp”, tập 2 của võ sư - kỹ sư Nguyễn Ngọc Nội). Điều này hoàn toàn phù hợp với các Sư tổ sáng lập là nữ giới, phù hợp với bản chất quyền thuật Vĩnh Xuân Nội gia: lấy Nhu để thể hiện quyền thuật; lấy Khí làm nguồn nội lực và phát huy nội công; lấy cận chiến làm phương châm ứng xử trong giao đấu.
Hệ thống Ngũ hình của Vĩnh xuân Nội gia có hai phần rõ rệt: Kỹ thuật tay Ngũ hình (Ngũ hình tĩnh) và Ngũ hình quyền (Ngũ hình động). Hai phần này quan hệ hữu cơ với nhau một cách chặt chẽ. Với riêng từng phần, Ngũ hình tĩnh và Ngũ hình động đều chứa đựng trong nó những điều sâu sắc riêng, nhưng gắn kết mật thiết đến toàn bộ hệ thống quyền thuật Vĩnh Xuân Nội gia. Hệ thống Ngũ hình Vĩnh Xuân Nội gia không chỉ đem lại cho người tập một kỹ năng tự vệ cao, mà còn giúp cho người tập khả năng dưỡng sinh sâu sắc, phù hợp với nhiều người ở những thể trạng khác nhau, tuổi tác khác nhau. Tại võ đường Vĩnh Xuân Nội gia, điều này đã được minh chứng một cách rất rõ rệt và cụ thể qua các môn sinh theo tập. Khỏe lên là điều hiển nhiên với những người theo tập. Song với những người có bệnh, yếu, người tập cảm nhận thấy sự thay đổi theo chiều hướng tích cực qua từng sự cố gắng trong tập luyện của mình, sức khỏe và bệnh tật được cải thiện rõ rệt.
Trước đây có những người cho là hệ thống Ngũ hình quyền của Vĩnh Xuân được đưa từ môn khác vào. Nhưng trên thực tế, bản chất, cách thể hiện và cách tập luyện Ngũ hình của Vĩnh Xuân Nội gia có những khác biệt so Ngũ hình trong ở các môn khác. Sự khác nhau này, xuất phát từ bản chất quyền thuật của môn. Các bậc sư tổ, các bậc tiền bối đã tìm hiểu, nhận xét, khai thác những ưu điểm trong quá trình vận động của các linh vật phù hợp với bản chất quyền thuật của môn, từ đó đưa vào vận dụng trong quyền thuật của bản môn. Cho nên, chúng tôi rất thấm nhuần lời chỉ dạy của sư phụ chúng tôi: dù xuất phát từ bản chất quyền thuật nào, các bài trong Ngũ hình và rộng hơn là các bài quyền mô phỏng theo các vận động của động vật khác đều có những ý nghĩa tích cực với người tập trong quá trình tập luyện. Cũng như đã nói đến võ, phải có những kỹ thuật: đấm, đá, chém, chặt, vồ, xé, xỉa. v.v. Vấn đề chỉ khác nhau ở chỗ bản chất và việc thực hiện các kỹ thuật đó. Chính điều này đã tạo cho võ thuật sự phong phú và đa dạng, trở thành một rừng võ (võ lâm) hùng vĩ , chứa đựng biết bao điều kỳ diệu, kỳ bí mà chắc chắn chúng ta sẽ còn phải dầy công tìm hiểu, mới hy vọng có thể nhìn thấy hết được.
Hệ thống Ngũ hình quyền của Vĩnh Xuân Nội gia, theo Tôn sư Trần Thúc Tiển, được Sư tổ Vĩnh Xuân Việt Nam Nguyễn Tế Công truyền dạy. Cho đến nay, chúng tôi, những hậu duệ của Người, vẫn đang cố gắng tập luyện, và cố gắng “ngộ” ra những điều kỳ diệu tiềm ẩn bên trong mỗi bài quyền. Như sư phụ chúng tôi thường nói: Tập luyện Vĩnh Xuân cần có “cơ duyên”, “Cơ duyên” sẽ cho chúng ta “ngộ tính”, để từ đó chúng ta thấm nhuần những bản chất của từng bài quyền của môn phái trong quá trình tập luyện. Khi tập Ngũ hình quyền, chúng tôi phải dựa trên những mục đích cần thiết, những yêu cầu đòi hỏi đặt ra khi thực hiện những kỹ năng chiến đấu của mỗi bài quyền. Như:
“- Hổ quyền luyện cơ - cốt. Quyền đi uy dũng, đòn đánh trung thực.
- Báo quyền luyện gân - lực. Quyền đi nhanh mà dứt khoát.
- Hạc quyền luyện tinh. Quyền đi khoáng đạt, thanh cao, nhanh mà vững.
- Xà quyền luyện khí. Quyền đi mềm mại, uyển chuyển, có tính luồn lách mà tinh nhanh.
- Long quyền luyện thần. Quyền đi phải thể hiện được bản chất của 4 hình trên. Đồng thời phải thể hiện được sự ảo diệu trong các đường quyền. Bài Long là một bài quyền đẹp, song cũng khó thể hiện nhất trong 5 bài của Ngũ hình quyền. Để thể hiện được tinh thần và bản chất của bài Long, phải tập tốt 4 bài quyền trên (Hổ quyền, Báo quyền, Hạc quyền và Xà quyền)”(trích trong cuốn “Việt Nam Vĩnh Xuân Nội gia Quyền Pháp”, tập 2 của võ sư - kỹ sư Nguyễn Ngọc Nội).
- Báo quyền luyện gân - lực. Quyền đi nhanh mà dứt khoát.
- Hạc quyền luyện tinh. Quyền đi khoáng đạt, thanh cao, nhanh mà vững.
- Xà quyền luyện khí. Quyền đi mềm mại, uyển chuyển, có tính luồn lách mà tinh nhanh.
- Long quyền luyện thần. Quyền đi phải thể hiện được bản chất của 4 hình trên. Đồng thời phải thể hiện được sự ảo diệu trong các đường quyền. Bài Long là một bài quyền đẹp, song cũng khó thể hiện nhất trong 5 bài của Ngũ hình quyền. Để thể hiện được tinh thần và bản chất của bài Long, phải tập tốt 4 bài quyền trên (Hổ quyền, Báo quyền, Hạc quyền và Xà quyền)”(trích trong cuốn “Việt Nam Vĩnh Xuân Nội gia Quyền Pháp”, tập 2 của võ sư - kỹ sư Nguyễn Ngọc Nội).
Với đôi điều trao đổi về Ngũ hình quyền của Vĩnh Xuân Nội gia qua những thấm nhuần lời dạy của sư phụ chúng tôi, tôi xin được mạo muội trao đổi qua bài viết này. Kính mong các bậc sư phụ, các bậc cao minh cùng các anh em đồng môn lượng thứ cho khiếm khuyết trong những điều tôi viết ra ở trên.
Xin chân thành cảm ơn mọi người đã đọc bài viết của tôi.
Hà Nội ngày 27 tháng 10 năm 2009
Nguyễn Ngọc Tiến
Huấn luyện viên võ đường Vĩnh Xuân Nội gia
Nguyễn Ngọc Tiến
Huấn luyện viên võ đường Vĩnh Xuân Nội gia
Về võ đường Việt Nam Vĩnh Xuân Nội Gia Quyền (Bài viết đăng trên Tập san Sổ tay Võ thuật số 90 - 2010) Võ đường Việt nam Vĩnh Xuân Nội gia Quyền là thành viên của Hội võ thuật Hà Nội, thuộc chi nhánh Vĩnh Xuân Việt Nam của cố võ sư Trần Thúc Tiển. Cố võ sư Trần Thúc Tiển là học trò của Sư tổ Vĩnh Xuân Việt nam Nguyễn Tế Công và là sư phụ của võ sư Nguyễn Ngọc Nội, chủ nhiệm võ đường Vĩnh Xuân Nội gia là một môn nhu quyền (Nội gia quyền), lấy Nhu để thể hiện quyền thuật; lấy Khí làm nguồn nội lực và phát huy nội công; lấy Cận chiến làm phương châm ứng xử trong giao đấu. Vĩnh Xuân Nội gia giúp cho người tập một kỹ năng tự vệ, một bản lĩnh trước cuộc sống, và một sức khỏe sâu sắc từ bên trong, giúp chiến thắng và đẩy lùi bệnh tật. Đây là một môn võ thích hợp với nhiều người, nhất là phụ nữ. Song cũng là một môn võ đòi hỏi rất công phu trong tập luyện. Võ đường đã tham gia: chương trình “chuyện lạ Việt nam” trên VTV3, tháng 2/2005; liên hoan võ thuật tại Warsawa (Ba Lan) tháng 10/2007; bộ phim “Vĩnh Xuân Quyền” trên VCTV; liên hoan võ thuật tại Manila – Philippin do ngân hàng ADB tổ chức tháng 11/2008; giải thi đấu võ cổ truyền Hà Nội. Võ đường đã xuất bản 2 bộ sách: “Những bài viết về Vĩnh Xuân và võ đường Việt Nam Vĩnh Xuân Nội Gia Quyền ” (2 tập) và “Việt nam Vĩnh Xuân Nội Gia Quyền Pháp“ (đã xuất bản 2 tập). Ngoài ra còn có trang web của võ đường: www.wingchun.com.vn. Võ sư – kĩ sư Trần Thanh Ngọc |
HLV Nguyễn Minh Toàn trong một thế của bài Hổ | HLV Phan Quốc Vinh trong một thế của bài Báo | HLV Kiều Ngọc Diệp trong một thế của bài Hạc | HLV Trương Đức Hiếu trong một thế của bài Xà | HLV Nguyễn Ngọc Tiến trong một thế của bài Long |
Bài viết
Chủ đề
Hình ảnh
Video
VÕ ĐƯỜNG
LIÊN KẾT