Một bài viết về Vĩnh Xuân rất gần với nguyên lý của Vĩnh Xuân Nội gia

Gửi các bạn yêu quý trang web của võ đường Vĩnh Xuân Nội gia,
Vừa qua, anh Vũ Mạnh Thắng, huấn luyện viên của võ đường có đọc một bài viết về Vĩnh Xuân với nhan đề “What is Wing Chun?” trên website AWCAOnline: http://www.awcaonline.com/whatiswingchun.html. Nhận thấy bài viết có một số điểm tương đồng với những nguyên lý, nguyên tắc trong hệ thống quyền thuật của võ đường mà sư phụ chúng tôi, võ sư - kỹ sư Nguyễn Ngọc Nội đã và đang truyền dạy cũng như đã viết trên bộ sách “Việt Nam Vĩnh Xuân Nội Gia Quyền Pháp”, anh Thắng đã dịch ra tiếng Việt và chuyển cho sư phụ chúng tôi xem. Sư phụ chúng tôi đã nhất trí để chúng tôi đưa bản dịch bài viết trên của anh Thắng giới thiệu với mọi người yêu mến môn Vĩnh Xuân mà chưa có, không có điều kiện đọc và tìm hiểu trên mạng được cùng biết, cùng thấy chân giá trị của môn Vĩnh Xuân. Trong những ngày qua, kênh truyền hình Discovery phát trên sóng của Truyền hình cáp Việt Nam cũng đã đưa ra đánh giá môn Vĩnh Xuân, một môn võ được coi như một loại vũ khí đứng đầu (số 1) trong những loại vũ khí hiệu quả nhất từ xưa đến nay mà con người sản sinh ra. Chúng ta, những môn đệ của môn phái Vĩnh Xuân thật tự hào về những gì chúng ta đã được các bậc Sư tổ môn phái truyền lại cho. Chúng ta mãi mãi trân trọng , lưu giữ và tiếp tục lưu truyền lại cho các thế hệ sau, để môn Vĩnh Xuân mãi mãi truờng tồn với thời gian, xứng đáng với sự đánh giá của Thế giới và với những người yêu mến môn Vĩnh Xuân.
Chúng tôi xin được giới thiệu bản dịch bài viết của anh Vũ Mạnh Thắng, huấn luyện viên võ đường Vĩnh Xuân Nội Gia.
Ngày 22 tháng 5 năm 2010
Admin võ đường Vĩnh Xuân Nội Gia

Lưu ý: Các chữ tô đậm trong bản dịch là của võ đường để nhấn mạnh tính tương đồng với nguyên lý, nguyên tắc của Vĩnh Xuân Nội Gia.
Vĩnh Xuân là gì?
Giới thiệu về môn võ Vĩnh Xuân Quyền
Vĩnh Xuân Quyền là một môn võ thuật Trung Quốc nhấn mạnh đến khả năng đỡ-đánh đồng thời, sử dụng tốc độ thay vì sử dụng sức cơ bắp để phát huy sức mạnh, và “vay mượn” lực đánh của đối thủ để tận dụng nó.
Với những đặc điểm này, Vĩnh Xuân đã được biết đến như một trong những phương pháp hiệu quả nhất của tự vệ trong thời đại ngày nay.
Hầu hết các môn võ đều gồm có các đòn thế được thiết kế để đối phó với các tình huống tấn công cụ thể. Đấm, đá, kết hợp đấm-đá, đánh tầm thấp, khóa, bẫy (trá tẩu), ném, v.v…, được đào tạo rộng rãi, cùng với các loại vũ khí mà môn võ đó có.
Chúng ta thường thấy các môn võ này đòi hỏi các học viên phải có được một môi trường (phòng tập lớn) để có thể ứng dụng những đòn thế mình đã học vào thực tế. Đây là lý do tại sao bạn thấy nhiều các màn "nhào lộn", các hành động thường được thực hiện bởi những người tập khi họ còn trẻ hơn là so với khi họ đã có tuổi.
Vĩnh Xuân, tuy nhiên, có một cách tiếp cận rất khác với một chuỗi các kiểu tự vệ mà các môn võ khác đang đào tạo.
Cách tiếp cận của hệ thống này là tất cả mọi thứ chúng ta có thể làm (tập luyện) khi còn trẻ thì chúng ta cũng có thể làm (tập) được cho đến tận ngày trước khi chúng ta chết. Nhiều võ sư Vĩnh Xuân đã chứng minh được rằng họ có nhiều kỹ năng trong những năm về sau này của họ hơn là khi còn trẻ. Điều này trước hết xuất phát từ thâm niên tập luyện, tất nhiên, nhưng ngoài ra còn bởi vì họ đã phát triển được nhờ biết cách thư giãn và khả năng làm cho cơ thể được mềm lỏng, cũng như có thể di chuyển hiệu quả hơn để biết cách “mượn lực” của đối thủ.
Ví dụ, nếu ai đó đấm và bạn chặn cú đấm, tức là bạn đang đối lực trực tiếp với đối thủ. Và do vậy ai là người khỏe hơn sẽ có lợi thế tốt hơn và thành công.
Thế nhưng thay vì ngăn chặn lực của đối thủ một cách trực tiếp, bạn có nghĩ rằng chỉ đơn giản là ta có thể làm tiêu tan lực của đối thủ chỉ với động tác đập của bàn tay? Tôi đã từng chứng kiến các đồng nghiệp với các phương pháp tập khác có thể thực hiện các cú đấm của họ xuyên qua bức tường gạch, nhưng với Vĩnh Xuân thì đơn giản là chỉ với một động tác tay mở (Pak-sau), thì tất cả các sức lực của cú đấm nói trên đã có thể được chuyển sang một bên.
Hoặc hãy thử tưởng tượng nếu bạn là một người phụ nữ nhỏ đang bị tấn công bởi một người to lớn nặng cỡ 115kg? Sẽ là không thực tế khi bạn phải đối lực trực tiếp với 1 đối thủ như vậy, bởi vì lực của đối thủ chắc chắn sẽ áp đảo bạn tuyệt đối. Do đó, thay vì đối lực trực tiếp, Vĩnh Xuân dạy bạn cách để "mượn" lực đó từ đối thủ và nương theo những đòn ra của đối thủ để quyết định và ứng phó với khả năng tự vệ của bạn.
Điều này nghe có vẻ bí ẩn, nhưng trên thực tế, nó là một trong những cách hiệu quả nhất khi phải đối mặt với tình huống thực trong cuộc sống hàng ngày.
Bởi vì bạn không có cách nào biết được những kỹ năng mà kẻ tấn công bạn (nếu có), thì việc bạn đã được tập luyện, theo các đòn thế đã học theo khuôn mẫu có sẵn là có thực tế hay không. Sẽ ra sao nếu kẻ tấn công bạn thi triển một số đòn thế mà bạn không được đào tạo để chống lại? Với các kỹ năng tập luyện mà đòi hỏi bạn phải có được thể chất mạnh mẽ hơn hoặc linh hoạt hơn đối thủ của bạn thì sẽ chỉ là những kỹ năng mà sẽ bị suy giảm dần theo tuổi tác.
Cách tập luyện này có thể có mang lại hiệu quả khi chúng ta còn trẻ, nhưng hiệu quả của nó sẽ bị giảm hoặc thậm chí phủ nhận hoàn toàn khi chúng ta về già. Thay vào đó, một cách tiếp cận hợp lý hơn là tạo ra một hệ thống tập luyện dựa trên nguyên tắc chung, đó là những nguyên tắc áp dụng được cho tất cả mọi người bao gồm nam giới, phụ nữ, người có tuổi và thậm chí cả trẻ em (tuy nhiên lưu ý thêm là, Vĩnh Xuân là hệ thống được tạo ra mà không có yếu tố (không giành cho) trẻ em,  có rất nhiều khái niệm và các đòn thế trong hệ thống tập luyện của Vĩnh Xuân là khó khăn trong việc học đối với người quá trẻ).
Thay vì đào tạo cho thể lực tuyệt đối để vượt qua đối thủ, Vĩnh Xuân dạy cho bạn cách để "bỏ" lực của chúng ta và thay vào đó chúng ta có thể "mượn lực" và nương theo đòn thế của đối thủ. Ví dụ:
• Thay vì ngăn chặn, chúng ta sẽ chuyển hướng hoặc làm chệch hướng
• Thay vì dùng "sức cơ bắp" để chống lại kẻ tấn công chúng ta, chúng ta sẽ bước sang bên cạnh và tấn công vào các khu vực mở hoặc ít bảo vệ của đối thủ.
• Thay vì lùi lại khi gặp cú đá của đối phương, chúng ta sẽ di chuyển về phía trước để giảm khoảng cách đá (do đó hạn chế sức mạnh nó có thể có).
• Thay vì chặn và sau đó tiếp cận, tấn công, thì chúng ta sẽ tấn công trong khi tự vệ (đánh đỡ đồng thời).
• Thay vì kiểu đòn thế một-hai, chúng ta sẽ chủ động tấn công để đối thủ rơi vào thế phòng thủ.
Sử dụng nguyên tắc đánh – đỡ đồng thời, thư giãn thả lỏng để tạo ra tốc độ và sức, và tôn trọng các nguyên tắc như Trung lộ, nguyên tắc đường thẳng là đường ngắn nhất, Vĩnh Xuân chính là sự khác biệt (đối lập) rõ ràng nhất so với những gì bạn nhìn thấy ở các môn võ khác.
 
Bài viết
Chủ đề
Hình ảnh
Video

Sách đã phát hành

VÕ ĐƯỜNG

Thông báo