Những nội dung cơ bản cần biết Phần 3: Trích nội dung sách Việt Nam Vĩnh Xuân Nội gia Quyền Pháp

VIỆT NAM VĨNH XUÂN NỘI GIA QUYỀN PHÁP
(tiếp theo)
PHẦN HAI
VIỆT NAM VĨNH XUÂN NỘI GIA QUYỀN PHÁP 
A. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN BIẾT
I. Hệ thống quyền thuật Vĩnh Xuân Nội gia: (xem phần cập nhật ngày 01/9/2008)
II. Công pháp Vĩnh Xuân Nội gia Quyền với đôi điều cần biết: (xem phần cập nhật ngày 11/9/2008)
III. Nội dung đào tạo trong Việt Nam Vĩnh Xuân Nội gia Quyền
Để có thể tập luyện môn Vĩnh Xuân trong Việt Nam Vĩnh Xuân Nội gia Quyền lên đỉnh cao, người học phải qua 4 chương trình đào tạo. Chương trình tính theo lịch biểu tuần 2 buổi, mỗi buổi 1 - 2 giờ. Chương trình 2 và 3 trên thực tế thường được gắn liền nhau và có thể rút ngắn được thời gian luyện tập. Điều này phụ thuộc rất lớn vào sự tiếp thu của người tập. Cụ thể như sau:
1. Chương trình cơ bản (thời gian 2 năm):
Trong chương trình này, môn sinh được đào tạo những kỹ năng cơ bản trong quyền thuật Vĩnh Xuân. Qua đó được trang bị khả năng tự vệ trong giao đấu và đồng thời được nâng cao thể lực toàn diện phù hợp với sự phát triển kỹ năng sử dụng quyền thuật. Cụ thể:
-     Tập thở
-     Tập lỏng mền
-     Tập các mã bộ (các thế tấn và sự di chuyển)
-     Tập các bài đối luyện
-     Tập các kỹ thuật tay Ngũ hình cơ bản; phối hợp giữa các hình.
-     Tập đối kháng
2. Chương trình nâng cao (thời gian khoảng 3 năm):
Trong chương trình này, môn sinh được đào tạo nâng cao quyền thuật qua bộ Ngũ hình quyền, tập bài 108 tại chỗ cùng một số phương pháp tập luyện của môn.
3. Chương trình toàn diện (thời gian khoảng 3 năm):
Trong chương trình này, môn sinh tiếp tục được hoàn chỉnh kỹ thuật Ngũ hình quyền. Tập các bài 108 (tại chỗ, tiến lùi, với mộc nhân), tập Linh giác, cùng một số bài và phương pháp tập luyện về "Khí", về "Ý".
4. Chương trình đặc biệt (thời gian khoảng 2 năm)
Các môn sinh đã đi đến chương trình này tức là đã được thử thách kỹ càng về mọi mặt. Một số người trong đó sẽ được lựa chọn để trở thành các võ sư kế nghiệp. Ngoài việc tiếp tục luyện quyền thuật đã học, họ sẽ được truyền thụ NỘI CÔNG, một tuyệt kỹ cao nhất của Vĩnh Xuân Nội gia. Đồng thời với việc được truyền nội công, các kỹ thuật quyền thuật được nâng cao một cách toàn diện, sâu sắc và sau đó được truyền dạy các yếu quyết quan trọng để trở thành võ sư kế nghiệp. Các học trò tập đến chương trình đặc biệt này đã là các võ sư kế nghiệp của môn phái Vĩnh Xuân Nội gia mang những trách nhiệm lớn lao trong sự nghiệp phát triển của môn phái. 
B. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CƠ BẢN
 I. Các bộ phận trên cơ thể được sử dụng trong quyền thuật Vĩnh Xuân Nội gia
1. Các thế tay theo hệ thống Ngũ hình quyền
1.1. Tay Hổ: Tay Hổ hoàn toàn sử dụng quả đấm trong mọi đòn thế. Trên quả đấm, có các vị trí khác nhau được sử dụng vào những mục đích khác nhau.
1.2. Tay Báo: Bàn tay được gập hai đốt ngoài của các ngón vào phía trong. Tùy theo đòn thế mà các vị trí trên bàn tay được sử dụng cho thích hợp.
1.3. Tay Hạc và tay Xà: Trong Ngũ hình chỉ có tay Hạc  và tay Xà là hình thế tay mở, song vị trí sử dụng trên bàn tay khác nhau. Tay mở (THAN THỦ) là một đặc thù của Vĩnh Xuân. Sư tổ Trương Ngũ đã sử dụng Than thủ mà trở thành vô địch võ lâm. Trong “Vịnh Xuân tộc phả” bài của ông Diệp Chuẩn có viết “Than thủ của ông ta (tức Sư tổ Trương Ngũ) là vô địch võ lâm”.
1.4. Tay Long: Bàn tay để thế bàn chân rồng với sự vận động của 2 đốt ngoài của các ngón.
2. Các vị trí trên tay thường sử dụng trong quyền thuật Vĩnh Xuân Nội gia
2.1. Với bàn tay Hổ:
-         Mặt trước quả đấm.
-         Các khớp giữa ngón tay và bàn tay.
-         Các khớp giữa đốt thứ 2 và đốt thứ 3.
-         Lưng quả đấm.
-         Các cạnh quả đấm.
2.2. Với bàn tay Báo:
-     Các khớp giữa các đốt thứ 2 và đốt thứ 3.
-     Cạnh cổ tay.
-     Cạnh bàn tay.
-     Lưng bàn tay.
-     Mặt trong bàn tay.
2.3. Với bàn tay Hạc và tay Xà (bàn tay mở)
-     Các đầu ngón tay, trong đó chủ yếu là ngón trỏ và ngón chính giữa
-     Các cạnh bàn tay.
-     Các cạnh cổ tay.
-     Lưng cổ tay. Lưng bàn tay.
-     Cườm tay - chưởng.
-     Cả lòng bàn tay.
2.4. Với bàn tay Long:
-     Các đầu ngón tay.
-      Toàn bộ các ngón và cườm tay.
-     Cườm tay.
-     Các cạnh cổ tay.
-     Lưng bàn tay.
-     Lưng cổ tay.
2.5. Với khuỷu tay:
-     Đỉnh khuỷu tay.
-     Các mặt quanh khuỷu tay.
2.6. Với cánh tay:
-     Bốn mặt của cánh tay.
3. Các vị trí trên chân thường sử dụng trong quyền thuật Vĩnh Xuân Nội gia
-     Cạnh bàn chân.
-     Gót chân gồm: phần dưới gót và phần phía sau gót.
-     Toàn bộ mặt bàn chân.
-     Mũi bàn chân.
-     Lưng bàn chân.
-     Hai bên cẳng chân.
-     Đầu gối.
4. Một số vị trí khác như: đầu, vai, hông. Song do ít dùng nên tùy theo vị trí trong từng bài mà ứng dụng cụ thể theo thực tế
 xem tiếp Phần 4
 
 
Bài viết
Chủ đề
Hình ảnh
Video

Sách đã phát hành

VÕ ĐƯỜNG

Thông báo