100 năm sau: Thực trạng và những vấn đề tiềm ẩn

[VXQ là nét văn hóa truyền thống cần bảo tồn và phát triển]
Vịnh Xuân Quyền (VXQ) ở Việt Nam, trong bối cảnh hiện nay, với những hạn chế do lịch sử để lại, có thể nói còn có một số hạn chế cần có biện pháp tháo gỡ.
Ngày càng ..."sáng tạo"
Hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đang có khá nhiều người tập luyện VXQ.  Tuy cơ bản đều là võ học do sư tổ Nguyễn Tế Công truyền dạy, nhưng với hòan cảnh du nhập của Vịnh Xuân vào Việt Nam như đã trình bày, đến nay các chi phái, các võ đường luyện tập và truyền lại cũng có sự khác biệt, chính xác hơn là không hòan tòan giống nhau.  Chương trình và "giáo án" giảng dạy, thậm chí ngay cả các đòn thế ứng dụng cũng có những nét dị biệt bởi có nơi chú trọng nhiều đến đòn thế, có nơi chú trọng nhiều đến nội công.  Ngay thế tấn, đã có nơi cao nơi thấp, đòn thế rộng hoặc hẹp khác nhau đôi phần...Chẳng có "tiêu chuẩn" nào để xác nhận đâu đúng là chân truyền, đâu là sáng tạo của các thế hệ võ sư sau này hoặc du nhập từ các môn phái khác.  Về vấn đề này, nhiều người lý giải rằng: "VXQ là một môn võ mà yếu quyết-võ lý-võ triết là quan trọng, đòn thế lại không nhiều mà lại rất phóng khoáng (quyền do tâm phát), chiêu thức không quá gò bó (vô chiêu vô thức, tâm ứng thủ) nên việc xác định đâu là chân truỳen, đâu là sáng tạo, cải tiến là ..không cần thiết (!)".  Có lẽ không phải như vậy, bởi sáng tạo, đặc biệt trong võ thuật, nếu không phải từ sự chiêm nghiệm, tâm huyết của một võ sư đã đạt tới một trình độ cao thâm nhất định, đôi khi có hại, làm suy giảm về thể chất của người tập luyện, đặc biệt là những người trẻ tuổi.
Vịnh Xuân đang dần rơi vãi ?
Với bối cảnh truyền sang VN như của VXQ, bối cảnh mà nếu ví von như một võ sư ngay trong môn phái Vịnh xuân là "sờ voi".[...]  Ai học đến đâu thì biết đến đó (tất nhiên là cũng có những cao đồ được truyền dạy đầy đủ).[...]  Ngày nay trong môn phái, tuy không ai nói ra, nhưng vẫn ngầm chia thành từng chi nhánh, từng chi võ.  Hơn nữa, theo quan niệm cổ của giới võ học, các võ sư vẫn giấu nhau những sở học mà mình đang có, nghĩa là chẳng ai nói với ai, chẳng ai truyền lại cho nhau. Điều này là hết sức bất lợi [vì sẽ không thể tập hợp được đầy đủ các tinh hoa của VXQ, có thể những tinh hoa này sẽ dần rơi vãi].
Một nguy cơ có thật
Từ việc hoạt động phân tán, không đồng nhất, mạnh ai người nấy luyện tập theo "bí kíp" riêng của mình, mình tâm đắc nên ngoài một số bậc "cao thủ" trong làng võ VXQ, thì ở những thế hệ thứ 5, thứ 6..., dù chưa xảy ra những trận "thư hùng", nhưng quan niệm "vũ bất đệ nhị" (nghĩa là chả ai phục ai) càng được dịp "phát triển".  Về sau này, với hòan cảnh thực tại, ngày càng có thể kéo xa hơn, ai dám quả quyết rằng sẽ không có những bất hòa giữa các môn đồ của chính VXQ ? Ai dám phủ nhận rằng sẽ không có những mâu thuẫn ngầm trong "một nhà" ? Đây là điều chẳng ai mong muốn, nhưng lại là một vấn đề có thật. [...]
(Lược trích từ tạp chí Ngày Nay, số Xuân Ất Dậu, 15/1 - 30/2/2005)
Tác giả: Nguyễn Giang
Chú thích: Những đọan in nghiêng trong ngoặc vuông [..] là của chúng tôi tóm lược. (VXNGQ)
 
Bài viết
Chủ đề
Hình ảnh
Video

Sách đã phát hành

VÕ ĐƯỜNG

Thông báo