PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH VĨNH XUÂN NỘI GIA (tiếp theo)

(Trích trong cuốn “Dưỡng sinh Vĩnh Xuân Nội gia” của võ sư - kỹ sư Nguyễn Ngọc Nội)
(tiếp theo)
 
2.1.  Hình thức thở:
  Trong quá trình tìm tòi nghiên cứu những cách thức thở (hình thức thở) để đem lại hiệu quả cao nhất cho mục đích tập luyện thở, các bậc tiền bối đã tìm ra rất nhiều cách thức thở khác nhau. Tuy vậy, tựu trung lại đều nằm trong những hình thức thở chính là: thở hai hơi, thở ba hơi, thở bốn hơi (còn được gọi là thở hai kỳ, thở ba kỳ, thở bốn kỳ), thở dẫn (đây là hình thức thở cao mà trong cuốn sách này tôi không đề cập đến).
Với thở hai hơi, ba hơi, bốn hơi (hai ký, ba kỳ, bốn kỳ), trong đó ba hơi (ba kỳ) và bốn hơi (bốn kỳ) được hình thành ra nhiều cách thức thở khác nhau. Sự khác nhau trong hai phương pháp thở này là độ dài ngắn giữa các kỳ với nhau.
Ví dụ: ta quy ước độ dài của một kỳ là 1, thì thở gấp đôi ký này là 2, tương tự gấp ba là 3… Từ đó có các hình thức thở ba hơi (ba kỳ) đơn cử như:
Thở vào 1, giữ hơi 2, thở ra 1.
Thở vào 2 giữ hơi 1, thở ra 2.
Thở vào 2, thở ra 2, giữ hơi 2.v.v.
Với  hình thức thở bốn hơi (bốn kỳ) cũng tương tự như vậy:
Thở vào 1, giữ hơi 1, thở ra 1, giữ hơi 1.
Thở vào 2 giữ hơi 1, thở ra 2, giữ hơi 1.
Thở vào 1, giữ hơi 2, thở ra 1, giữ hơi 2.v.v.
Tùy theo mục đích của việc luyện thở mà người thầy đưa ra, hoặc người tập luyện chọn ra hình thức thở thích hợp cho mục đích tập luyện.
Ngay trong tập thở để dưỡng sinh, cũng có nhiều quan điểm khác nhau về hình thức thở. Tôi không bàn cách thức thở nào hay hơn, hiệu quả hơn, mà ở đây tôi chỉ đưa ra cách thức thở của Vĩnh Xuân Nội gia  là “phương pháp thở cơ bản của VXNG”. Hình thức thở này tôi đã tập trong thời gian tôi theo tập Yoga (trước khi tôi đến với môn Vĩnh Xuân) và được tôi đưa vào thành bản năng thở của tôi trong suốt hơn 30 năm qua sau khi tôi được sư phụ tôi (cố võ sư Trần Thúc Tiển) dạy cho. Đây là phương pháp thở cơ bản nhất, thở thường nhật, trong quá trình luyện tập của tôi và tôi cũng đã truyền dạy cho các môn sinh của tôi cũng như đã giới thiệu qua những bộ sách, bài viết của tôi.
Bằng phương pháp thở này, nội khí được gia tăng trong quá trình tập luyện thở. Nội khí gia tăng, năng lượng khí cũng được thu nạp (tích tụ) nhiều thêm vào Đan Điền, từ đó khả năng vận động và sức khỏe được nâng cao (do nội lực cũng được gia tăng). Trong võ thuật, nội khí và nội lực được gia tăng, người tập võ có thể tạo ra được công lực: khả năng ra lực khi đỡ - đánh và khả năng chịu đựng đòn đánh.
Sau đây là “phương pháp thở cơ bản của VXNG”:
“phương pháp thở cơ bản của VXNG” là hình thức thở 2 hơi (2 kỳ) theo một quy tắc nhất định:
+ Quá trình thở (hít vào, thở ra) đều qua mũi, không thở bằng miệng (miệng mím nhẹ theo thế ngồi).
+ Hơi hít vào và hơi thở ra có độ dài hơi thở bằng nhau. Tuân thủ yếu quyết “ÊM – ĐỀU – CHẬM – SÂU – DÀI”. Thời gian đầu lưu ý nhất là 3 điểm trong yếu quyết “ÊM – ĐỀU – CHẬM”
  • ÊM: Hơi thgở rất nhẹ nhàng, êm, không phát ra âm thanh (người ngồi bên cạnh không nghe tiếng thở).
  • ĐỀU: Độ dài hơi thở ra bằng độ dài hơi thở vào. Độ dài của hơi thở phụ thuộc vào khả năng thích hợp của cơ thể. Không cưỡng ép. Để tự nhiên. Quá trình luyện thở sẽ giúp cho độ dài hơi thở được dài dần ra.
  • CHẬM: Hơi thở chậm rãi. Không gấp gáp (sự gấp gáp – nhanh, mạnh, chỉ sử dụng khi vận động lớn, mạnh, quá khả năng của cơ thể, cần phải nhanh chóng đưa một lượng khí vào bù đắp cho hoạt động của cơ thể). Có chậm, ta mới theo được quá trình đi của hơi thở.
  • SÂU: Hơi thở phải đưa được xuống Đan Điền (và sau là phải xuống được chân).
  • DÀI: Hơi thở được dài ra (độ dài hơi thở được dài ra). Có như vậy mới có thể đưa hơi thở đi chu thâu toàn bộ cơ thể (Thở Đại chu Thiên).
     + Phải dùng ý đưa hơi thở xuống tới Đan Điền.  
Nguyên tắc: Hít vào bụng phồng (ra); thở ra, bụng xẹp (lại).
Đều đặn như vậy trong suốt quá trình tập luyện thở.
 
2.2. Quy trình thở:
Hít khí vào qua mũi, lấy ý đưa khí vòng qua hốc mũi, xuống họng rồi dẫn khí đi dọc từ họng xuống bụng dưới (tới Đan Điền). Đi bên dưới da, trong cơ thể, thẳng theo Trung lộ (Trung lộ là phần cơ thể nằm dọc theo cơ thể, từ đỉnh đầu, qua giữa hai mắt, theo mũi , qua cằm, họng, ức, rốn, Đan Điền, phần hạ). Khi hết nhịp thở vào, ta sẽ thở ra theo chiều ngược lại khi thở vào (khí đi từ Đan Điền lên qua rốn, qua ức, qua họng, vòng qua hốc mũi, qua mũi đi ra ngoài. Khi hết nhịp thở ra, hết một chu trình thở, ta lại bắt đầu lại nhịp thở vào mới. Trong quá trình tập luyện thở như vây, phải tuyệt đối tuân thủ yếu quyết của tập luyện thở là “êm, đều, chậm sâu, dài” Cứ như vậy trong suốt quá trình tập luyện thở.
“Phương pháp thở cơ bản của VXNG” trên thực tế đem lại một hữu ích rất lớn, nhất là đối với sức khỏe và mục tiêu gia tăng nội khí – nội lực của người tập. Khi khí tới Đan Điền, Đan Điền hấp thu năng lượng của khí, qua đó năng lượng của khí được tích tụ dần ở Đan Điền. Trong quá trình đi của khí từ mũi xuống Đan Điền, một phần năng lượng từ khí cũng đã được truyền vào các bộ phận của cơ thể mà đường khí đi qua. Chính vì thế mà sức khỏe của cơ thể được nâng lên một cách tương đối toàn diện qua việc tập luyện thở. Bên cạnh đó phải nói đến khả năng tác động sự cân bằng trong hoạt động tới các bộ phận trong cơ thể trong quá trình nội khí vận hành cùng với việc hấp thu năng lượng của khí trong thời gian tập luyện thở. Nội khí cũng như năng lượng khí hấp thu được đã tạo lên những năng lượng mới ở các bộ phận của cơ thể, từ đó làm mạnh lên (khỏe ra) đối với những bộ phận yếu, cân bằng lại những bộ phận có sự “trục trặc”, bệnh tật, để giúp cho bộ phận đó được tốt dần trở lại (qua việc giúp đào thải những yếu tố - chất thừa tại nơi đó. Thanh lọc năng lượng và khí). Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là nội khí và năng lượng của khí đã giúp cho cơ thể đạt được yêu cầu “thiếu được bù, thừa được thải”.
Một thực tế ở võ đường Việt Nam Vĩnh Xuân Nội Gia Quyền, các anh chị em cùng tập theo một giáo trình chung, nhưng đối với những người có những “điểm yếu” khác nhau (về bệnh tật, về sức khỏe) trong cơ thể, nhưng sau một quá trình tập luyện, đều có được sự thuyên giảm đối với “điểm yếu” (bệnh tật) của bản thân. (Tất nhiên, bên cạnh đó cũng phải kể đến khi tập lên cao, còn có những tác động đồng thời của sự luyện tập quyền thuật trong công phu VXNG).
 
 2.3. Thu năng lượng khí qua thế ngồi “ Ngũ tâm hướng Thiên”
Nếu hiểu theo nghĩa y học thông thường, phổi là chức năng duy nhất của cơ thể thực hiện việc trao đổi khí của cơ thể. Và cửa ngõ lưu thông giữa cơ thể (phổi) với bên ngoài cơ thể là mũi và mồm. Song trên lĩnh vực tập luyện về “khi”, việc tiếp thu năng lượng của khi (phần tinh của khi) lại mang một hình thái khác, một bản chất khác. Có thể nói hầu hết các bộ phần trên cơ thể đầu có thể hấp thu được năng lượng của khí. Chính vì vậy mà ta có thể đưa năng lượng của khí đến các bộ phận của cơ thể để giúp cho bộ phận đó hoạt động được tốt hơn và có thể giúp “điều chỉnh” bộ phận cơ thể đó theo chiều hướng tốt lên (khác phục yêu, kém, bệnh tật). Trong đó ĐAN ĐIỀN là trung tâm đặc biệt của cơ thể tàng chứa, tích tụ và chuyển hóa năng lượng khí (tạo ĐAN KHÍ) cho cơ thể.
Trên thực tế, mũi (đôi khi cả mồm) là một của ngõ quan trọng bậc nhất của quá trình thu khí (toàn bộ các thành phần có trong khí) vào cơ thể. Trong quá trình tu luyện, các bậc tiền nhân, với sự tâm huyết , toàn tâm toàn ý vào quá trình tu luyện (có thể qua nhiều thế hệ) đã tìm ra được những vị trí (trung tâm) đặc biệt trên cơ thể có khả năng thu được năng lượng khí vào cơ thể (ngoài mũi và mồm). Những trung tâm này hoàn toàn chỉ hấp thu phần năng lượng của khí. Nếu không cảm nhận được khả năng này, thì chúng ta sẽ không thu được điều ta mong muốn: hấp thu năng lượng khí. (không ít người vẫn cho rằng khí chỉ vào phổi qua mũi, mồm chứ làm gì có chuyện khí qua các trung tâm này - đây là hiểu theo nghĩa y học thuần túy).
Những trung tâm thu khí (xin hiểu theo nghĩa là hấp thu năng lượng khí) có:
  1. Huyệt Bách Hội (trên đỉnh dầu)
  2. Hai huyệt Lao Cung ở hai lòng bàn tay
3.   Hai huyệt Dũng Tuyền ở hai lòng bàn chân
4.   Huyệt Hội Âm ở gần hậu môn
Tổng số có sáu (6) Trung tâm hấp thu năng lượng khí ở trên cơ thể người (không kể mũi và mồm: đây là các của ngõ thu khí – thu toàn bộ các thành phần trong khí).
Khi cơ thể được thả lỏng, các trung tâm này như được mở ra. Nếu ta tập trung đưa ý đến các trung tâm này, khả năng hấp thu khi được tác động và bắt đầu hoạt động: hấp thu năng lượng khí. Cũng như khi ta tập luyện thở, mặc dù ta chỉ đưa khí xuống Đan Điền, Tâm Ý ta tập trung vào Đan Điền, nhưng khi Đan Điền hoạt động (chịu sự tác động của Tâm Ý và khí đưa xuống) - như một mối liện hệ hữu cơ - các trung tâm thu khí cũng bất đầu hoạt động và năng lượng của khí được các trung tâm này hấp thu vào cơ thể và theo sự lưu thông của khí, năng lượng của khí vào qua các trung tâm này được đưa về hội tụ tại Đan Điền.
Nói một cách cụ thể là: các trung tâm hấp thu năng lượng khí nói trên (sáu trung tâm) chỉ hoạt động khi có sự tác động của tâm ý và của Đan Điền (khi Đan Điền hoạt động – trong khi tập luyện thở).
Qua thời gian, các bậc tiền nhân đã nhận thấy: với cách ngồi Kiết già, khi để hai bàn tay ngửa thì sẽ có được 5 /6 trung tâm thu khí đồng thời hấp thu năng lượng khí vào Đan Điền cùng với việc tập luyện thở qua mũi. Với cách ngồi này, khả năng hấp thu năng lượng khí sẽ được hiểu quả cao nhất qua mỗi buổi tập luyện thở. Và cách ngồi “ Ngũ tâm hướng Thiên” đã hình thành.
 
2.4. Đôi điều nên hiểu thêm về dẫn khí trong tập luyện thở.
Trong các phương thức tập luyện thở, việc dẫn khí vận hành trong cơ thể trong quá trình tập luyện thở theo những đường đi được quy định trong cơ thể mà các bậc tiền nhân đã chỉ ra là một việc làm rất quan trọng trong việc muốn vươn lên trên con đường tu hành, tu luyện và tập luyện. Đối với việc tập luyện dưỡng sinh, theo tôi không cần thiét phải tập luyện dẫn khí.
Trước hết đây là một phương thức tập luyện rất cần có người thầy chỉ dẫn, lý giải cho quá trinh tập luyện dẫn khí cũng như lý giải cho những vấn đề nấy sinh trong quá trình tập luyện dẫn khí.
Thứ hai: việc tập luyện dẫn khí mục đích lớn nhất là nâng cao khả năng tập luyện, tu luyện cũng như tu hành. Mặc dù có những phương pháp dẫn khí như :Tiểu Chu Thiên” cũng là một phương pháp quan trong giúp cho việc cân bằng Âm – Dương trong người. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động rất tốt đến quá trình nâng cao khả năng hoạt động (trong tập luyện, tu luyện) cũng như quá trình sống của con người, nhưng yếu tố phản tác dụng (gây những điều không tốt cho cơ thể) cũng luôn cận kề, nếu ta không tập đúng hoặc nếu không có người chỉ dẫn uốn nắn trong quá trình tập luyện. Mà những điều không tốt này lại gây tác hại rất lớn cho cơ thể. Để khắc phục, điều chỉnh những tác hại này không dễ và sẽ mất rất nhiều thời gian may ra có thể điều chỉnh lại được. “Lợi bất cập hại”. Do đó, nếu chỉ cần tập luyện để dưỡng sinh, theo tôi thì không cần phải tập thêm phần dẫn khí. Chính vì vậy tôi không giới thiệu phần tập luyện dẫn khí theo phương pháp của VXNG.
VXNG có 3 phương pháp tập luyện dẫn khí:
  1. Phương pháp dẫn khí theo “Tiểu Chu Thên”
  2. Phương pháp dẫn khí theo “Đại Chu Thên”
  3. Phương pháp dẫn khí theo bài “ Khí công Vĩnh Xuân quyền”
 
(Để tìm hiểu toàn bộ công phu dưỡng sinh của Vĩnh Xuân Nội gia, xin mời các bạn xem cuốn “Dưỡng sinh Vĩnh Xuân Nội gia”. Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới hệ thống công phu của Vĩnh Xuân Nội gia)
 
 
Bài viết
Chủ đề
Hình ảnh
Video

Sách đã phát hành

VÕ ĐƯỜNG

Thông báo