Bài viết hay về môn võ Vĩnh Xuân Quyền
Vừa rồi, tôi được một người học trò cho biết trong Blog chia sẻ thông tin thể thao - trong và ngoài nước của trang web thethaohcm.com.vn có nhiều bài viết về môn Vĩnh Xuân. Thậm chí trong chuyên mục “Võ thuật” có hẳn một chuyên đề về “Vĩnh xuân quyền” với nhiều bài viết. Trong số 17 bài viết trên đó, có 2 bài viết của tôi và một bài Thuật ngữ trên trang web của võ đường của thầy trò chúng tôi cũng được đưa vào (song người đưa bài vào chuyên mục cũng không đăng kèm tên tôi hay nguồn trích dẫn từ trang web của thầy trò chúng tôi. Mặc dù hầu hết các bài viết của tôi – trên 100 bài viết - đều đã được đăng ký bản quyền tác giả). Tuy vậy, tôi cũng xin cảm ơn trang web thethaohcm.com.vn đã có sự nhìn nhận tốt về bài viết của tôi, nên mới đưa vào (Thực tế, cũng đã từ lâu, tôi cũng biết một số trang web khác cũng đã đăng một số bài viết của tôi song cũng không đăng tên tôi kèm theo hoặc là nguồn trích dẫn là từ trang web của võ đường của thầy trò chũng tôi: wingchun.com.vn). Những bài của tôi có trên trang web thethaohcm.com.vn đó là:
+ Bài “Khái lược về Vĩnh Xuân Phật Gia và Vĩnh Xuân Việt Nam” của tôi viết được đưa lên trang web của võ đường của thầy trò chúng tôi ngày 07/4/2004 được đưa toàn văn dưới tiêu đề Khái lược về Vĩnh Xuân Phật Gia và Vĩnh Xuân Việt Nam
+ Bài “Công pháp kỹ thuật” của tôi viết đưa lên trang web của võ đường của thầy trò chúng tôi ngày 11/10/2004 được đưa lên một phần của bài viết của tôi dưới tiêu đề Công pháp kỹ thuật của môn võ Vĩnh Xuân Quyền
+ Bảng “THUẬT NGỮ” là các thuật ngũ được dùng trong môn Vĩnh Xuân do học trò của tôi tập hợp từ các nguồn để xây dựng lên bảng Thuật ngữ đã đưa vào trang web của võ đường của thầy trò chúng tôi từ năm 2004 cũng được đưa lên toàn bộ bảng Thuật ngữ dưới tiêu đề Các thuật ngữ được dùng nhiều trong môn võ Vĩnh Xuân Quyền.
Qua đọc các bài trong chuyên đề Vĩnh Xuân của trang web thethaohcm.com.vn, có một bài tôi cũng tâm đắc (tuy nhiên cũng không có tên tác giả, chỉ ghi dưới bài viết là Theo Wingchunspirit). Nội dung bài viết có những điều tương đồng với những phương pháp tập luyện của võ đường Vĩnh Xuân Nội gia của thầy trò chúng tôi: Võ đường Việt Nam Vĩnh Xuân Nội gia Quyền (thường được gọi tắt là võ đường Vĩnh Xuân Nội gia). Tôi xin phép admin của trang web thethaohcm.com.vn và xin phép tác giả bài viết (tôi không được biết tên) cho tôi được chia sẻ lại bài viết này vào trang web của võ đường của thầy trò chúng tôi cũng như trên trang FB cá nhân của tôi.
Chân thành cảm ơn trang web thethaohcm.com.vn.
Chân thành cảm ơn các bạn đã theo dõi các bài viết của tôi.
Vĩnh xuân thực sự là môn võ đầy sức mạnh nếu được luyện tập theo đúng đường lối của môn nội gia quyền. Tuy nhiên, thường người ta chỉ biết đến môn ngoại gia, chỉ có một số ít chỗ truyền dạy môn võ này theo phong cách nội gia. Dưới đây là bài Bài viết hay về môn võ Vĩnh Xuân Quyền
Với một người bắt đầu học Vĩnh Xuân theo phong cách ngoại gia, họ sẽ học cách chặn các đòn tấn công với than thủ hay bàng thủ. Họ sẽ được dạy cách dùng từng kỹ thuật trong từng tình huống cụ thể. Họ được người hướng dẫn đưa cho một danh sách các kỹ năng, và luyện tập chúng liên tục.
Còn để có thể tập trung vào tính chất nội gia của môn võ này, thì người tập cần phải nghiên cứu sâu về các kỹ năng. Họ cần cảm nhận cơ thể mình, và nhận thức rõ các bộ phận khác nhau. Họ cần học cách thư giãn, thư giãn đến mức mà họ có thể cảm nhận khớp xương của mình di chuyển. Đó mới là phong cách nội gia, nó giúp người tập khám phá cơ thể của mình, khám phá cách cơ thể vận động và tạo ra một thứ sức mạnh khủng khiếp.
Bạn cần phải cảm nhận được cơ thể mình, trước khi bạn có thể kết nối toàn thân với nhau và sử dụng nó để phóng ra một lực khủng khiếp. Vĩnh Xuân nếu không được tập theo đường lối nội gia thì sẽ là một môn võ rất yếu thế (dẫn đến việc phải kết hợp thêm kỹ thuật của môn khác). Bàng thủ là một tư thế rất yếu. Việc tung quyền liên tiếp cũng dễ bị hóa giải và các thế tay thì trông khá vụng về. Các cú đấm có đường quyền ngắn, và chỉ có những người to lớn mới có thể phát ra sức mạnh với những cú đấm như thế.
Nếu một người rèn luyện cơ thể theo phong cách nội gia, họ có thể thư giãn và kết nối các bộ phận cơ thể lại với nhau. Thử nghĩ xem ai có thể đấm mạnh hơn, một người đàn ông to con với cánh tay nặng 40 ký, hay một người phụ nữ nặng 40 ký mà có thể dồn hết trọng lượng của mình vào cú đấm? Với tôi, thì điều thú vị là người có khả năng kết nối các bộ phận trên cơ thể sẽ là người có cú đấm tốt hơn.
Với cách luyện tập ngoại gia, hay các phái cương, thì để tăng cường sức mạnh họ cần phải rèn luyện thể chất rất nhiều. Nhưng với những người luyện Vĩnh Xuân theo phong cách nội gia thì lại khác. Việc luyện tập thể chất có thể gây trở ngại cho việc thư giãn. Sự căng thẳng trong cơ thể sẽ làm giảm khả năng kết nối và tách biệt các khối cơ riêng rẽ với nhau thay vì thống nhất chúng lại thành một thể thống nhất.
Với một người luyện Vĩnh Xuân nội gia, việc rèn luyện với các bài tập, và niêm thủ là cách để tăng cường sức mạnh. Sức mạnh đó không hẳn là sức mạnh theo nghĩa sức mạnh thể chất, mà người tập sẽ có cảm giác thần thái của mình mạnh mẽ hơn người khác. Nếu được, các bạn hãy tìm hiểu về sư phụ Từ Thượng Điền (Chu Shong Tin). Người đàn ông này hiện đã 80 tuổi, và nếu bạn thấy những gì ông ấy có thể làm được, bạn sẽ đồng ý rằng ông ấy rất mạnh mẽ.
Với tôi, ông ấy là hiện thân của 2 tiếng Vĩnh Xuân. Ông ấy đã già và khá là nhỏ nhắn (60kg), nhưng vẫn có thể phóng ra một sức mạnh mà tôi hiếm thấy ở người khác. Điều này cũng khá là phù hợp với truyền thuyết về việc Vĩnh Xuân đã được phụ nữ sáng tạo ra.
Vĩnh Xuân chân chính cần phải được luyện theo phong cách của nội gia quyền, nếu không thì nguồn gốc và tâm pháp của nó sẽ trở thành những lý thuyết vô lý. Một khi người tập đạt được nội lực, và sử dụng tâm trí để tập trung năng lượng, họ sẽ đạt đến sức mạnh thực sự của Vĩnh Xuân.
Ta có thể so sánh với hình ảnh một cối xay gió khi tiếp nhận một làn gió rất nhẹ. Bài trên nói về Bài viết hay về môn võ Vĩnh Xuân Quyền, hy vọng bài viết này hữu ích đến với bạn. Chúc bạn thành công!
Theo WingchunspiritBài viết
Chủ đề
Hình ảnh
Video
VÕ ĐƯỜNG
LIÊN KẾT