Đầu xuân trao đổi về việc theo và tập luyện Vĩnh Xuân Nội gia
Những năm trước đây, tôi đã viết rõ trong tập 1 trong bộ sách 5 tập “Việt Nam Vĩnh Xuân Nội gia Quyền Pháp” (xuất bản tập đầu năm 2007) cũng như trong một số bài viết chia sẻ về thời gian theo và tập luyện Vĩnh Xuân Nội gia tại Võ đường Việt Nam Vĩnh Xuân Nội gia Quyền. Song cho đến nay, vẫn còn có người hỏi, thắc mắc về thời gian theo tập tại võ đường. Tôi cũng hiểu đây cũng là một điều mà người theo tập quan tâm để xác định con đường mình sẽ đi. Tuy nhiên một mặt do một số người chưa tìm hiểu trước (đọc trước sách và những bài viết của tôi); một mặt một số người ở những góc nhìn khác, so sánh không tương đồng giữa các yêu cầu đặt ra của các môn, nên đã đưa ra câu hỏi, thắc mắc, thậm chí cũng có những người có những lý do mang tính cá nhân còn đưa ra những suy diễn về việc truyền dạy của tôi cũng như chương trình tập luyện tại võ đường lâu dài là xuất phát vì tiền. Hôm nay nhân dịp đầu xuân mới – năm Kỷ Hợi, tôi xin được một lần nữa chia sẻ lại điều này, để ai đó muốn theo tập hoặc mới theo tập ở võ đường, cũng như ai đó có quan tâm cùng được biết
Nhiều người hiểu chữ “THÀNH ĐẠT” trong tập luyện và cả trong cuộc sống theo những góc nhìn rất khác nhau. Người nông dân, sau những tháng ngày lao động vất vả, mùa màng bội thu, thu hoạch gọn gàng, bán sản phẩm được giá, như vậy họ đã thấy hạnh phúc trước thành đạt trong lao động của họ rồi; người kinh doanh nhỏ, buôn bán có lời, đủ chi dùng sinh hoạt thường nhật cho gia đình, có một chút tích lũy dự phòng trong cuộc sống, như vậy họ cũng đã thấy đó thành đạt trong cuộc sống; cao hơn là có những người có những mục tiêu lớn hơn và họ phải đạt được thì mới thấy thành đạt.v.v. Trong tập luyện cũng vậy. Tôi xin không đưa ra góc nhìn chung vì mỗi môn có cách xác định sự thành đạt khác nhau. Tôi chỉ đưa ra (thực chất là nhắc lại những điều tôi đã viết trong tập 1 bộ sách “Việt Nam Vĩnh Xuân Nội gia Quyền Pháp” và những điều đã chia sẻ) về sự xác định “thành đạt” trong theo và tập luyện Vĩnh Xuân Nội gia (VXNG).
Trong võ thuật, đặc biệt trong những môn Nội gia, các tiền bối phân chia rõ ràng hai phần quan trọng trong hệ thống quyền thuật là: Phần LUYỆN QUYỀN và phần LUYỆN CÔNG. Với những con người (học trò) cụ thể, mà người thầy có thể truyền dạy toàn bộ hệ thống quyền thuật (cả phần luyện quyền và phần luyện công) hoặc chỉ truyền dạy riêng phần luyện quyền (và cũng có thể thêm một phần luyện công nào đó), thậm chí chỉ dạy cho một số đòn thế để tự vệ. Với một số ít đặc biệt, người thầy có thể dạy song song phần luyện quyền cùng với phần luyện công (tuy nhiên trường hợp này rất đặc biệt và nếu người tập không có những “ngộ tính” rất cao, thì kết quả thành đạt không bền vững và cố cũng không thể dạy được, tập được.
Hệ thống quyền thuật của VXNG cũng được chia ra hai phần rõ rệt: Phần LUYỆN QUYỀN và phần LUYỆN CÔNG. Do tính chất “TRỰC TRUYỀN” trong VXNG, cho nên có những phương thức tập luyện không được thể hiện chi tiết trong bộ sách, kể cả phần luyện quyền lẫn phần luyện công.
Phần LUYỆN QUYỀN:
Phần luyện quyền trong VXNG được chia ra 3 (ba) chương trình với những nội dung cơ bản cùng với thời gian (cơ bản) để theo tập, cụ thể như sau:
Chương trình A (chương trình cơ bản), đây là chương trình tập luyện những kiến thức cơ bản về một hệ thống quyền trong toàn bộ hệ thống quyền thuật Vĩnh Xuân Nội gia. Thời gian đầu, chương trình này là HAI NĂM (xem tập 1 – sách đã dẫn, trang 50, tái bản lần 2 năm 2012, xuất bản lần đầu năm 2007). Trong mấy năm gần đây, để đẩy nhanh thời gian tập luyện, nên đã được rút lại còn một năm. Trên thực tế, việc rút ngắn lại thời gian này, đòi hỏi các môn sinh phải rất nỗ lực mới có thể đạt được yêu cầu của chương trình, song thực tế phần lớn vẫn chưa đạt được yêu cầu đề ra. Người tập xong chương trình này phải đạt được mục tiêu lỏng mềm trong thực thi quyền thuật VXNG (mục tiêu quan trọng nhất trong chương trình A); tập luyện sử dụng các thế tay trong năm bài Quyền tĩnh (Hổ, Báo, Hạc, Xà, Long); tập những thế chân cơ bản (đứng Kiềm dương, xoay chân tại chỗ, tiến lùi); tập hai bài đối luyện cơ bản; luyện và tập cách thở cơ bản. Với những người mục tiêu tập cho khỏe, với chương trình A này là đầy đủ (xem cuốn “Dưỡng sinh Vĩnh Xuân Nội gia” xuất bản năm 2013).
Chương trình B (chương trình nâng cao cơ bản toàn diện). Đây là chương trình tập bộ Ngũ hình quyền động (sáu bài quyền) và luyện tập đối kháng. Thời gian tập luyện chương trình này là HAI NĂM. Người tập xong chương trình này có đủ kiến thức để tự vệ trong cuộc sống. Trên thực tế, một số môn sinh sau hai năm tập theo chương trình này vẫn chưa đạt được những yêu cầu cụ thể của chương trình.
Chương trình toàn diện (tạm gọi là Chương trình C). Đây là chương trình tập luyện bộ quyền 108, bộ quyền quan trọng nhất trong hệ thống quyền thuật VXNG. Bộ quyền 108 gồm 3 bài (với tên gọi): bài 108 tại chỗ (bài này hoàn toàn đánh tại chỗ, chân chỉ xoay với 3 thế thế chân: Kiềm dương, Kiềm dương phải, Kiềm dương trái); bài 108 tiến lùi (bài này cũng chỉ với 3 thế chân: Kiềm dương, thế tiến và thế lùi cả với hai chân); bài 108 Mộc nhân (bài này về cơ bản giống như bài 108 tại chỗ, tuy nhiên do tính chất tập với tay Mộc nhân, nên có những thế đã được biến đổi thích hợp với bộ tay của Mộc nhân. Chương trình này phải tập 3 – 4 năm (BA – BỐN NĂM) mới có thể lĩnh hội được hết những tinh túy của bộ quyền này. Người tập xong chương trình này, khả năng tự vệ rất cao, có đầy đủ những yếu tố cơ bản, quan trọng trong thực thi quyền thuật khi va chạm: tốc độ, độ chính xác, lực đánh.
Như vậy chỉ riêng phần luyện quyền trong VXNG, thời gian tập (trung bình) cũng phải 6 – 8 năm.
Phần LUYỆN CÔNG:
Phần luyện công trong VXNG được chia ra 3 (ba) phần cụ thể (xem tập 5 trong bộ sách 5 tập “Việt Nam Vĩnh Xuân Nội gia Quyền Pháp”, trang 99).
Tôi xin phép không đi vào chi tiết phần luyện công. Đây là phần truyền dạy đặc biệt dành cho những học trò kế nghiệp. Trên thực tế truyền dạy trong những năm qua, thời gian luyện tập phần này (toàn bộ phần Luyện công) không thể dưới BA NĂM. Trong sách tôi nói hai năm là chỉ tính phần luyện Nội công mà thôi.
Cuối cùng là hai bài binh khí: Bài Bát trảm đao và Bài Côn. Đây là hai bài vào giữa năm 2018, tôi mới quyết định đưa nốt vào phần cuối của hệ thống quyền thuật VXNG. Để luyện tinh thông hai bài này, thời gian cũng không thể dưới nửa năm.
Như vậy để luyện THÀNH ĐẠT đầy đủ hệ thống quyền thuật VXNG (cả LUYỆN QUYỀN và LUYỆN CÔNG), thời gian (trung bình) trên dưới 10 năm. Chính vì vậy, để theo tập được VXNG, trong giai đoạn hiện nay là rất khó cho nhiều người nếu không thực sự có lòng tin và một niềm đam mê cao. Trước đây, đã có thời gian, tôi cảm giác không có ai theo tập nổi. Song cơ duyên của bản môn vẫn rất lớn để giờ đây, tính đến thời điểm này, tôi đã truyền dạy THÀNH ĐẠT cho 12 anh em ở cả hai võ đường Việt Nam và Ba Lan. một niềm hạnh phúc vô cùng lớn trong cuộc đời làm thầy dạy VXNG của tôi. Mặc dù hiện nay những người theo tập mới không nhiều như trước đây (khi mới mở võ đường), song hầu hết với những anh chị em đã và đang tập, đều có lòng say mê VXNG rất lớn. Tôi tin rằng sẽ còn nhiều người trong số anh chị em này THÀNH ĐẠT trong tập luyện. Tôi cũng tin chắc chắn các Sư tổ môn phái, Sư tổ Nguyễn Tế Công, sư phụ Trần Thúc Tiển của tôi sẽ phù hộ cho tôi, cho các học trò của tôi, những người học trò nghĩa tình sâu nặng, với niềm đam mê sâu sắc sẽ THÀNH ĐẠT trên con đường VXNG. Tôi vô cùng hạnh phúc có được như vậy.
Nói thêm về mặt thời gian luyện tập, cũng phải chia sẻ thêm cùng mọi người, với việc truyền dạy của sư phụ tôi trước đây và của tôi trong những năm qua, luôn có những trường hợp đặc biệt có thời gian tập luyện rất ngắn, song vẫn thành đạt. Ở họ (những trường hợp đặc biệt này) có được rất nhiều yếu tố quan trọng trong tập luyện hội tụ: như cơ duyên, như ngộ tính, như ý chí, sự tập trung truyền dạy của thầy, hoàn cảnh thuận lợi nhiều mặt …
Nhân bài viết này, tôi cũng xin mọi người cùng hiểu: VXNG chứa đựng tính ĐẠO rất cao, đây không phải là một Câu lạc bộ võ thuật, và cũng không phải là một sân chơi. Do đó việc theo tập VXNG cũng phải có cơ duyên, không phải cứ thích là tập được. Cùng với “cơ duyên”, phải nói tới niềm đam mê, khát khao tìm hiểu và quyết tâm trong tập luyện và phương pháp tập luyện (phương pháp tập luyện nằm trong việc truyền dạy của người thầy) cũng như lòng tin vào công phu VXNG, tin vào thầy. Tôi đã viết và thường nói với các anh em trong võ đường: VXNG như một gia đình, nếu không có nghĩa tình sâu nặng, khó có thể học được. Nhất là khi tập lên cao, lúc đó chỉ có một thầy, một trò, nếu không có nghĩa tình thầy trò sâu nặng, gắn bó, thì làm sao người thầy có thể truyền được công phu và người trò làm sao có thể tập trung tiếp nhận sự truyền dạy của người thầy. Đã nói tới “cơ duyên”, thì không thể mua được bằng tiền. Trong tập luyện, tiền không thể thay thế được sự “ấn chứng” công phu mà người trò phải thể hiện ra. Điều nay chỉ qua sự chuyên cần tập luyện mới có được. Đặc biệt qua phần LUYỆN CÔNG, người trò không tập luyện thở, làm sao mà nâng cao được Nội khí, không có Nội khí làm sao luyện được Nội lực và tiến tới luyện được Nội công. Tiền nào mua được Nội khí?! Trong tập luyện cũng như trong cuộc sống, nghĩa tình nói chung và nghĩa tình thầy trò nói riêng, rất quan trọng và cần thiết để tạo lên sự gắn bó lâu dài. Trong cư xử, trong nghĩa tình, giữa thầy trò, giữa huynh đệ, không phải ai cũng như ai. Trên thực tế (cũng như trong xã hội), bên cạnh những con người, những học trò đầy nghĩa tình sâu nặng, vì thầy vì môn phái, vẫn có những kẻ phản đồ và nguy hiểm hơn có những kẻ đạo đức giả để mong muốn được thầy truyền công phu bí truyền của bản môn. Trong võ thuật, trong hàng trăm năm qua, việc chọn trò kế nghiệp (trong biết bao học trò đang theo học) là một điều rất quan trọng của những người thầy, trong cuộc đời người thầy. Nhất là trong quá khứ xa xưa, việc truyền dạy công phu bí truyền chỉ được phép truyền cho một người (“Độc truyền”). Người kế nghiệp được chọn điều đầu tiên phải là người có ĐẠO (tức là người phải có ĐỨC, có NGHĨA TÌNH SÂU NẶNG VỚI THẦY TRÒ, VỚI MÔN PHÁI), sau đó phải là người có KHẢ NĂNG LĨNH HỘI CÔNG PHU. Điều này, cũng như chọn bạn trong cuộc sống, cần phải có thời gian. Như lời người xưa đã dạy: “Đồ vật tốt khi mới, Người bạn tốt khi cũ”.
Đôi điều trao đổi, thực ra cũng đã dài. Tôi hy vọng qua bài viết này, những anh chị em môn sinh mới theo tập ở võ đường, những anh chị em đang suy nghĩ để có thể theo hoặc không theo tập với võ đường, biết được thời gian theo tập ở võ đường, trên cơ sở hoàn cảnh cá nhân, qua đó xác định thời gian theo tập, theo tập tới đâu. Đồng thời với những người quan tâm tìm hiểu về VXNG, cũng hiểu được những điều cơ bản về thời gian tập luyện của VXNG.
Chân thành cảm ơn mọi người đã quan tâm.
Kính chúc mọi người, mọi nhà, một năm mới Kỷ Hợi luôn được khỏe mạnh, an lành, vạn sự an lạc, vạn sự cát tường như ý và hạnh phúc viên mãn.
Ngày 08 tháng Giêng năm Kỷ Hợi,
Tức ngày 12 tháng 02 năm 2019
Võ sư Nguyễn Ngọc Nội
Nhiều người hiểu chữ “THÀNH ĐẠT” trong tập luyện và cả trong cuộc sống theo những góc nhìn rất khác nhau. Người nông dân, sau những tháng ngày lao động vất vả, mùa màng bội thu, thu hoạch gọn gàng, bán sản phẩm được giá, như vậy họ đã thấy hạnh phúc trước thành đạt trong lao động của họ rồi; người kinh doanh nhỏ, buôn bán có lời, đủ chi dùng sinh hoạt thường nhật cho gia đình, có một chút tích lũy dự phòng trong cuộc sống, như vậy họ cũng đã thấy đó thành đạt trong cuộc sống; cao hơn là có những người có những mục tiêu lớn hơn và họ phải đạt được thì mới thấy thành đạt.v.v. Trong tập luyện cũng vậy. Tôi xin không đưa ra góc nhìn chung vì mỗi môn có cách xác định sự thành đạt khác nhau. Tôi chỉ đưa ra (thực chất là nhắc lại những điều tôi đã viết trong tập 1 bộ sách “Việt Nam Vĩnh Xuân Nội gia Quyền Pháp” và những điều đã chia sẻ) về sự xác định “thành đạt” trong theo và tập luyện Vĩnh Xuân Nội gia (VXNG).
Trong võ thuật, đặc biệt trong những môn Nội gia, các tiền bối phân chia rõ ràng hai phần quan trọng trong hệ thống quyền thuật là: Phần LUYỆN QUYỀN và phần LUYỆN CÔNG. Với những con người (học trò) cụ thể, mà người thầy có thể truyền dạy toàn bộ hệ thống quyền thuật (cả phần luyện quyền và phần luyện công) hoặc chỉ truyền dạy riêng phần luyện quyền (và cũng có thể thêm một phần luyện công nào đó), thậm chí chỉ dạy cho một số đòn thế để tự vệ. Với một số ít đặc biệt, người thầy có thể dạy song song phần luyện quyền cùng với phần luyện công (tuy nhiên trường hợp này rất đặc biệt và nếu người tập không có những “ngộ tính” rất cao, thì kết quả thành đạt không bền vững và cố cũng không thể dạy được, tập được.
Hệ thống quyền thuật của VXNG cũng được chia ra hai phần rõ rệt: Phần LUYỆN QUYỀN và phần LUYỆN CÔNG. Do tính chất “TRỰC TRUYỀN” trong VXNG, cho nên có những phương thức tập luyện không được thể hiện chi tiết trong bộ sách, kể cả phần luyện quyền lẫn phần luyện công.
Phần LUYỆN QUYỀN:
Phần luyện quyền trong VXNG được chia ra 3 (ba) chương trình với những nội dung cơ bản cùng với thời gian (cơ bản) để theo tập, cụ thể như sau:
Chương trình A (chương trình cơ bản), đây là chương trình tập luyện những kiến thức cơ bản về một hệ thống quyền trong toàn bộ hệ thống quyền thuật Vĩnh Xuân Nội gia. Thời gian đầu, chương trình này là HAI NĂM (xem tập 1 – sách đã dẫn, trang 50, tái bản lần 2 năm 2012, xuất bản lần đầu năm 2007). Trong mấy năm gần đây, để đẩy nhanh thời gian tập luyện, nên đã được rút lại còn một năm. Trên thực tế, việc rút ngắn lại thời gian này, đòi hỏi các môn sinh phải rất nỗ lực mới có thể đạt được yêu cầu của chương trình, song thực tế phần lớn vẫn chưa đạt được yêu cầu đề ra. Người tập xong chương trình này phải đạt được mục tiêu lỏng mềm trong thực thi quyền thuật VXNG (mục tiêu quan trọng nhất trong chương trình A); tập luyện sử dụng các thế tay trong năm bài Quyền tĩnh (Hổ, Báo, Hạc, Xà, Long); tập những thế chân cơ bản (đứng Kiềm dương, xoay chân tại chỗ, tiến lùi); tập hai bài đối luyện cơ bản; luyện và tập cách thở cơ bản. Với những người mục tiêu tập cho khỏe, với chương trình A này là đầy đủ (xem cuốn “Dưỡng sinh Vĩnh Xuân Nội gia” xuất bản năm 2013).
Chương trình B (chương trình nâng cao cơ bản toàn diện). Đây là chương trình tập bộ Ngũ hình quyền động (sáu bài quyền) và luyện tập đối kháng. Thời gian tập luyện chương trình này là HAI NĂM. Người tập xong chương trình này có đủ kiến thức để tự vệ trong cuộc sống. Trên thực tế, một số môn sinh sau hai năm tập theo chương trình này vẫn chưa đạt được những yêu cầu cụ thể của chương trình.
Chương trình toàn diện (tạm gọi là Chương trình C). Đây là chương trình tập luyện bộ quyền 108, bộ quyền quan trọng nhất trong hệ thống quyền thuật VXNG. Bộ quyền 108 gồm 3 bài (với tên gọi): bài 108 tại chỗ (bài này hoàn toàn đánh tại chỗ, chân chỉ xoay với 3 thế thế chân: Kiềm dương, Kiềm dương phải, Kiềm dương trái); bài 108 tiến lùi (bài này cũng chỉ với 3 thế chân: Kiềm dương, thế tiến và thế lùi cả với hai chân); bài 108 Mộc nhân (bài này về cơ bản giống như bài 108 tại chỗ, tuy nhiên do tính chất tập với tay Mộc nhân, nên có những thế đã được biến đổi thích hợp với bộ tay của Mộc nhân. Chương trình này phải tập 3 – 4 năm (BA – BỐN NĂM) mới có thể lĩnh hội được hết những tinh túy của bộ quyền này. Người tập xong chương trình này, khả năng tự vệ rất cao, có đầy đủ những yếu tố cơ bản, quan trọng trong thực thi quyền thuật khi va chạm: tốc độ, độ chính xác, lực đánh.
Như vậy chỉ riêng phần luyện quyền trong VXNG, thời gian tập (trung bình) cũng phải 6 – 8 năm.
Phần LUYỆN CÔNG:
Phần luyện công trong VXNG được chia ra 3 (ba) phần cụ thể (xem tập 5 trong bộ sách 5 tập “Việt Nam Vĩnh Xuân Nội gia Quyền Pháp”, trang 99).
Tôi xin phép không đi vào chi tiết phần luyện công. Đây là phần truyền dạy đặc biệt dành cho những học trò kế nghiệp. Trên thực tế truyền dạy trong những năm qua, thời gian luyện tập phần này (toàn bộ phần Luyện công) không thể dưới BA NĂM. Trong sách tôi nói hai năm là chỉ tính phần luyện Nội công mà thôi.
Cuối cùng là hai bài binh khí: Bài Bát trảm đao và Bài Côn. Đây là hai bài vào giữa năm 2018, tôi mới quyết định đưa nốt vào phần cuối của hệ thống quyền thuật VXNG. Để luyện tinh thông hai bài này, thời gian cũng không thể dưới nửa năm.
Như vậy để luyện THÀNH ĐẠT đầy đủ hệ thống quyền thuật VXNG (cả LUYỆN QUYỀN và LUYỆN CÔNG), thời gian (trung bình) trên dưới 10 năm. Chính vì vậy, để theo tập được VXNG, trong giai đoạn hiện nay là rất khó cho nhiều người nếu không thực sự có lòng tin và một niềm đam mê cao. Trước đây, đã có thời gian, tôi cảm giác không có ai theo tập nổi. Song cơ duyên của bản môn vẫn rất lớn để giờ đây, tính đến thời điểm này, tôi đã truyền dạy THÀNH ĐẠT cho 12 anh em ở cả hai võ đường Việt Nam và Ba Lan. một niềm hạnh phúc vô cùng lớn trong cuộc đời làm thầy dạy VXNG của tôi. Mặc dù hiện nay những người theo tập mới không nhiều như trước đây (khi mới mở võ đường), song hầu hết với những anh chị em đã và đang tập, đều có lòng say mê VXNG rất lớn. Tôi tin rằng sẽ còn nhiều người trong số anh chị em này THÀNH ĐẠT trong tập luyện. Tôi cũng tin chắc chắn các Sư tổ môn phái, Sư tổ Nguyễn Tế Công, sư phụ Trần Thúc Tiển của tôi sẽ phù hộ cho tôi, cho các học trò của tôi, những người học trò nghĩa tình sâu nặng, với niềm đam mê sâu sắc sẽ THÀNH ĐẠT trên con đường VXNG. Tôi vô cùng hạnh phúc có được như vậy.
Nói thêm về mặt thời gian luyện tập, cũng phải chia sẻ thêm cùng mọi người, với việc truyền dạy của sư phụ tôi trước đây và của tôi trong những năm qua, luôn có những trường hợp đặc biệt có thời gian tập luyện rất ngắn, song vẫn thành đạt. Ở họ (những trường hợp đặc biệt này) có được rất nhiều yếu tố quan trọng trong tập luyện hội tụ: như cơ duyên, như ngộ tính, như ý chí, sự tập trung truyền dạy của thầy, hoàn cảnh thuận lợi nhiều mặt …
Nhân bài viết này, tôi cũng xin mọi người cùng hiểu: VXNG chứa đựng tính ĐẠO rất cao, đây không phải là một Câu lạc bộ võ thuật, và cũng không phải là một sân chơi. Do đó việc theo tập VXNG cũng phải có cơ duyên, không phải cứ thích là tập được. Cùng với “cơ duyên”, phải nói tới niềm đam mê, khát khao tìm hiểu và quyết tâm trong tập luyện và phương pháp tập luyện (phương pháp tập luyện nằm trong việc truyền dạy của người thầy) cũng như lòng tin vào công phu VXNG, tin vào thầy. Tôi đã viết và thường nói với các anh em trong võ đường: VXNG như một gia đình, nếu không có nghĩa tình sâu nặng, khó có thể học được. Nhất là khi tập lên cao, lúc đó chỉ có một thầy, một trò, nếu không có nghĩa tình thầy trò sâu nặng, gắn bó, thì làm sao người thầy có thể truyền được công phu và người trò làm sao có thể tập trung tiếp nhận sự truyền dạy của người thầy. Đã nói tới “cơ duyên”, thì không thể mua được bằng tiền. Trong tập luyện, tiền không thể thay thế được sự “ấn chứng” công phu mà người trò phải thể hiện ra. Điều nay chỉ qua sự chuyên cần tập luyện mới có được. Đặc biệt qua phần LUYỆN CÔNG, người trò không tập luyện thở, làm sao mà nâng cao được Nội khí, không có Nội khí làm sao luyện được Nội lực và tiến tới luyện được Nội công. Tiền nào mua được Nội khí?! Trong tập luyện cũng như trong cuộc sống, nghĩa tình nói chung và nghĩa tình thầy trò nói riêng, rất quan trọng và cần thiết để tạo lên sự gắn bó lâu dài. Trong cư xử, trong nghĩa tình, giữa thầy trò, giữa huynh đệ, không phải ai cũng như ai. Trên thực tế (cũng như trong xã hội), bên cạnh những con người, những học trò đầy nghĩa tình sâu nặng, vì thầy vì môn phái, vẫn có những kẻ phản đồ và nguy hiểm hơn có những kẻ đạo đức giả để mong muốn được thầy truyền công phu bí truyền của bản môn. Trong võ thuật, trong hàng trăm năm qua, việc chọn trò kế nghiệp (trong biết bao học trò đang theo học) là một điều rất quan trọng của những người thầy, trong cuộc đời người thầy. Nhất là trong quá khứ xa xưa, việc truyền dạy công phu bí truyền chỉ được phép truyền cho một người (“Độc truyền”). Người kế nghiệp được chọn điều đầu tiên phải là người có ĐẠO (tức là người phải có ĐỨC, có NGHĨA TÌNH SÂU NẶNG VỚI THẦY TRÒ, VỚI MÔN PHÁI), sau đó phải là người có KHẢ NĂNG LĨNH HỘI CÔNG PHU. Điều này, cũng như chọn bạn trong cuộc sống, cần phải có thời gian. Như lời người xưa đã dạy: “Đồ vật tốt khi mới, Người bạn tốt khi cũ”.
Đôi điều trao đổi, thực ra cũng đã dài. Tôi hy vọng qua bài viết này, những anh chị em môn sinh mới theo tập ở võ đường, những anh chị em đang suy nghĩ để có thể theo hoặc không theo tập với võ đường, biết được thời gian theo tập ở võ đường, trên cơ sở hoàn cảnh cá nhân, qua đó xác định thời gian theo tập, theo tập tới đâu. Đồng thời với những người quan tâm tìm hiểu về VXNG, cũng hiểu được những điều cơ bản về thời gian tập luyện của VXNG.
Chân thành cảm ơn mọi người đã quan tâm.
Kính chúc mọi người, mọi nhà, một năm mới Kỷ Hợi luôn được khỏe mạnh, an lành, vạn sự an lạc, vạn sự cát tường như ý và hạnh phúc viên mãn.
Ngày 08 tháng Giêng năm Kỷ Hợi,
Tức ngày 12 tháng 02 năm 2019
Võ sư Nguyễn Ngọc Nội
Bài viết
Chủ đề
Hình ảnh
Video
VÕ ĐƯỜNG
LIÊN KẾT